Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Điểm mặt những dự án lãng phí đất đai ở Hà Nội

Điểm mặt những dự án lãng phí đất đai ở Hà Nội

Hầu như năm nào, Hà Nội cũng đều có các đánh giá về việc sử dụng đất không hiệu quả. Tuy nhiên, việc xử lý những tổ chức, cá nhân để đất hoang hóa, sử dụng không hiệu quả còn chưa dứt điểm, đã lại xuất hiện những mảnh đất "vàng" khác cỏ mọc lút đầu người vẫn không thấy chủ đầu tư có kế hoạch triển khai.

Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội

Dự án cấp quốc gia cũng "ôm" đất

Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại văn bản số 181/CP-KG ngày 21/2/2003. Nội dung chính của dự án như sau:

1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Chủ đầu tư: Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Địa điểm: Hoà Lạc - Thạch Thất - Hà Tây. Diện tích sử dụng đất: 1000 ha

4. Quy mô đào tạo (quy đổi hệ chính quy): Đến năm 2010 là 35.000 sinh viên. Đến năm 2020 là 41.000 sinh viên.

5. Các dự án thành phần:

- Dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư (QG-HN 01)

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (QG-HN 02)

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm ĐHQGHN (QG-HN 03)

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục thể thao và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (QG-HN 04)

- Dự án đầu tư xây dựng Khu Ký túc xá sinh viên (QG-HN 05)

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà công vụ (QG-HN 06)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa (Trường) Sư phạm (QG-HN 07)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Công nghệ (QG-HN 08)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (QG-HN 09)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Ngoại ngữ (QG-HN 10)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường (Khoa) Đại học Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Luật (QG-HN 11)

- Dự án đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học (QG-HN 12)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Quốc tế (QG-HN 13)

Dự án xây dựng ĐHQGHN được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ 2003 đến 2007 giá trị xây dựng là 3.877 tỷ đồng. Giai đoạn 2: từ 2008 đến 2015 giá trị xây dựng là 3898 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 sẽ triển khai các dự án sau:

- Dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư (QG-HN 01)

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (QG-HN 02)

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm ĐHQGHN (QG-HN 03)

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục thể thao và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (QG-HN 04)

- Dự án đầu tư xây dựng Khu Ký túc xá sinh viên (QG-HN 05)

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà công vụ (QG-HN 06)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa (Trường) Sư phạm (QG-HN 07)

- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Công nghệ (QG-HN 08)

- Dự án đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học (QG-HN 12)

Giai đoạn 2 sẽ triển khai các dự án còn lại và tiếp tục dầu tư hoàn thiện các dự án giai đoạn trước chưa hoàn thành.

(Nguồn : vnu.edu.vn)

Điển hình cho sự lãng phí này là hàng trăm hecta đất bỏ không của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, sau khi trở thành chủ đầu tư dự án xây dựng, Bộ Xây dựng đã rà soát và  phát hiện khoảng 140ha đất mà Trường Đại học Quốc gia "chưa biết dùng vào việc gì", khoảng 130ha "kẹp giữa" đường 21A và Láng - Hòa Lạc chưa được đưa vào quy hoạch chung và 26ha thuộc địa phận xã Tiến Xuân (Hòa Bình) nằm trong quy hoạch dự án nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao cho dự án...

Khi Nông trường 1A được chuyển về Đại học Quốc gia Hà Nội thì phần đất của nông trường được chuyển về cho Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý... Một điều phi lý là trong khi đất Nông trường 1A do Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý vẫn còn nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội lại xin thêm khoảng 200ha đất thuộc tỉnh Hòa Bình để quy hoạch làm khu nhà ở cho cán bộ, viên chức của Đại học Quốc gia Hà Nội và vấn đề này vẫn chưa được giải quyết sau gần 10 năm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đánh giá, việc xin thêm đất trong khi tổng diện tích đất đã hoạch định cho dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã xấp xỉ 1.220ha, gồm cả đất sau này chuyển đổi từ Bộ Tư lệnh Pháo binh, Trường Sĩ quan Lục quân I và lại thừa thãi, bỏ không (chưa biết dùng vào việc gì, nhiều năm vẫn chưa triển khai đáng kể...) chưa được giải quyết đã thể hiện sự bất cập trong việc quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc.

Kết quả rà soát trên cho thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện còn diện tích đất dự trữ phát triển khá lớn (khoảng 140ha) chưa biết dùng vào việc gì; các khu ký túc xá được bố trí sát mặt đường lớn là không hợp lý, ảnh hưởng mỹ quan chung cả dự án sau khi hoàn thiện; các trường, Viện được bố trí tương đối độc lập với nhau, chưa có sự gắn kết chung; hành lang cách ly lớn dọc đường 21A và Láng - Hoà Lạc kéo dài là lãng phí...

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lại quy hoạch chung dự án phù hợp qui hoạch chung Hà Nội mở rộng, đồng thời lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 toàn khu và lập dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo rõ lý do được giao quản lý cả khu đất xấp xỉ 130ha nằm dọc đường 21A và Láng - Hòa Lạc, nhưng không đưa vào quy hoạch chung của khu Đại học Quốc gia và đề nghị giao lại cho Hà Nội.

Từ những bất hợp lý của Trường Đại học Quốc gia, có thể thấy, sự lãng phí đất đã trở thành "căn bệnh" lây lan, nhất là tại những khu vực nội đô, đang phát triển đô thị hoặc sẽ trở thành khu đô thị.

Vẫn còn hàng trăm ngàn hecta bị bỏ hoang

Có một thực tế là nhiều nơi, nông dân đang không có ruộng để canh tác vì đất nông nghiệp đã bị thu hồi phục vụ cho các dự án đô thị. Tuy nhiên, những dự án này vẫn nằm trên giấy nhiều năm. Đất bỏ hoang, nông dân lại không còn đất sản xuất. Đó là một nghịch lý tồn tại từ nhiều năm nay ở Hà Nội, đặc biệt là các quận Tây Hồ, Từ Liêm.

Theo UBND TP Hà Nội, trong năm 2009, Hà Nội sẽ phân bổ và chuyển khoảng 4.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó, Hà Tây cũ khoảng 2.089ha, TP Hà Nội cũ khoảng 1.692ha, huyện Mê Linh khoảng 219ha). Ngay cả trong nội đô, có những khu đất vàng vẫn im lìm chờ dự án, hoặc được xây dang dở rồi để mặc cho cỏ dại lên mọc kín móng.

Đã nhiều lần, trong các kỳ họp HĐND, hai địa chỉ thường xuyên được cái đại biểu đem ra chất vấn lãnh đạo UBND TP là khu đất rộng 46.000m2 nằm ở vị trí đắc địa là mặt đường Hồng Hà và khu đất rộng trên 5.000m2 ở 55 phố Lê Đại Hành.

Năm 2001, UBND TP Hà Nội có quyết định giao cho Công ty Đầu tư phát triển nhà số 5 (Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội) xây dựng khu chung cư nằm trong dự án nhà tái định cư phục vụ công tác di dân của TP tại đường Hồng Hà. Nhưng đến nay vẫn chỉ là một khung nhà mới được xây dựng đến tầng 2 trơ trọi những khung bê tông.



Còn diện tích đất vàng ở 55 Lê Đại Hành (ảnh), vốn là dự án xây dựng văn phòng cho thuê của Công ty liên doanh TNHH Hai Bà Trưng REALTY đã được bàn giao gần 10 năm qua nhưng đến thời điểm này vẫn rào chắn để không.

Đất bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích nhiều, nhưng thu hồi lại rất khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, trong năm 2008, Hà Nội đã thu hồi hơn 40 ngàn m2 đất của 5 đơn vị, sắp tới sẽ chỉ đạo thu hồi đất của một số doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả, để hoang hóa.

Tiếp đó, mới đây, UBND TP Hà Nội lại ra quyết định rà soát các dự án được Nhà nước giao, cho thuê từ 1/1/2003 đến 31/10/2008, và đơn vị nào đã được giao đất trên thực địa quá 12 tháng mà không sử dụng hoặc bỏ hoang sẽ bị thu hồi...


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo