Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Gói tín dụng chưa chạm nhiều vào tồn kho bất động sản

Gói tín dụng chưa chạm nhiều vào tồn kho bất động sản

Viết email In

Theo giới quan sát thị trường cho rằng gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chưa đủ mạnh, và chưa chạm nhiều vào được khối bất động sản tồn kho hiện nay. 

Báo cáo phân tích thị trường của Công ty Maybank Kim Eng cho rằng các chính sách hỗ trợ bất động sản như gói kích cầu 30.000 tỉ đồng dành cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích nhỏ tạo tín hiệu lạc quan ban đầu với thị trường bất động sản. 


Một góc khu dân cư với các dự án chung cư cao tầng và biệt thự tại quận 7, TPHCM
(Ảnh: Đình Dũng) 

Tuy nhiên, gói hỗ trợ cũng không giải quyết nhiều lượng hàng tồn kho, do chỉ tập trung vào phần nhỏ các dự án đang xây dựng chuyển công năng, mà phần lớn đều chưa khởi công. 

Mặc dù dấu hiệu giao dịch bất động sản đang tăng, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn còn rất lớn với trên 16.000 căn hộ. Ngoài ra, còn phải kể đến cả chục ngàn căn nữa đang bị trì hoãn xây dựng. 

Với sức tiêu thụ như hiện nay, theo Maybank Kim Eng, thị trường cần từ 4 - 5 năm mới có thể tiêu thụ hết số lượng căn hộ tồn kho hiện nay.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường, tại hội thảo về “kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản" được tổ chức ngày 26-7 tại TPHCM, cho rằng có hai việc phải làm hiện nay, đó là giải quyết lượng bất động sản tồn kho để giải phóng khối lượng nợ xấu đang tồn đọng, và tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp để người lao động có thể mua. 

Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng cho người thu nhập thấp mua nhà diễn ra chậm chạp, và việc hỗ trợ mới chỉ tập trung vào các dự án chuyển đổi nhằm tăng cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, chứ chưa động tới khu vực bất động sản tồn kho.

Theo ông Võ, việc chuyển đổi dự án cũng chủ yếu tập trung vào các dự án còn trên giấy hoặc mới bắt đầu triển khai xây dựng, trong khi đó hướng giải quyết kho bất động sản tồn đọng chưa thấy rõ những hoạt động cụ thể.

“Các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ tập trung vào một nửa nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết 02,” ông Võ nhận định, và thêm rằng cần phải đôn đốc để thực hiện nửa còn lại. 

Đình Dũng 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3318 khách Trực tuyến

Quảng cáo