Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Hợp tác công - tư (PPP): “Vắng” vì thiếu bình đẳng

Hợp tác công - tư (PPP): “Vắng” vì thiếu bình đẳng

Viết email In

TP HCM đang có nhiều dự án chậm tiến độ do thiếu vốn trong khi đó, kế hoạch xây dựng phát triển hạ tầng giao thông của TP tới năm 2025 cần khoảng 880.000 tỉ đồng. áp lực về vốn đang đè nặng lên ngân sách TP.

Do đó, để hoàn thành kế hoạch xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, chắc chắn TP phải huy động triệt để nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, phía DN tư nhân cho rằng: họ đang đứng trước một sân chơi bất bình đẳng, tiềm ẩn nhiều ro và muốn tìm được sự bình đẳng nhất quyết phải ban hành một đạo luật.

  • Ảnh bên: Dự án có tính chất PPP như sân bay Quốc tế Long Thành nếu thành công sẽ giúp toàn khu vực lân cận có một hạ tầng hiện đại, kinh tế phát triển. 

Từ sự thiếu bình đẳng

Ông Vương Đức Hoàng Quân - PTGĐ Cty đầu tư tài chính nhà nước TP HCM cho biết, phần lớn các dự án hạ tầng bị chậm tiến độ. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, TP đã cắt giảm, điều chỉnh 1.896 tỉ đồng của 131 dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án trọng điểm. Theo ý kiến chuyên gia, TP cần chuyển từ việc phụ thuộc các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) sang huy động các nguồn vốn từ khu vực tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có việc huy động theo hình thức PPP. Đồng tình với quan điểm này, PGS TS Nguyễn Trọng Hoà - Viện trưởng Viện Kinh tế phát triển TP lại cho rằng, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP thời kỳ 2011 - 2025 ước tính khoảng 42 tỉ USD. Tuy nhiên, từ khi triển khai hình thức này đã nảy sinh những điều bất cập, vướng mắc cho khối DN tư nhân.

Dẫn câu chuyện từ dự án cầu Phú Mỹ ra làm ví dụ, luật sư Nguyễn Quang Hưng cho rằng, trong hình thức đầu tư PPP thì vai trò của nhà đầu tư tư nhân cần phải được ghi nhận là một “đối tác” của nhà nước với địa vị “bình đẳng” theo bản chất của kinh doanh. Thế nhưng, luật sư Hưng đưa ra kết luận: “Nhà đầu tư tư nhân ngoài việc phải chịu đựng sự nhận thức chưa đúng của khu vực công về vai trò của tư nhân, trong quan hệ đối tác PPP thì vẫn có sự dè dặt, thiếu tin tưởng, thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, đến xây dựng vận hành một dự án”.

Ông Dương Quang Châu - GĐ Kinh doanh Cty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (C.I.I) lại than thở về một dự án đầu tư theo hình BOT, dù hợp đồng 2 bên ký kết đã ghi rõ về mức thu phí, lộ trình tăng giá vé nhưng khi tới hạn thu tiền, tăng giá lại không nhận được sự ủng hộ của người dân. Hơn nữa, người ký hợp đồng là đại diện các cơ quan nhà nước nhưng khi tăng giá vé, tăng phí lại phải qua hội đồng nhân dân. Đó là điều bất công cho các DN.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đăng Trương - Cục phó Cục quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và đầu tư thừa nhận: đã coi đầu tư theo hình thức đối tác PPP tức là phải thừa nhận đây như hợp đồng đầu tư dài hạn giữa nhà nước và tư nhân. Đã gọi là hợp đồng thì phải có luật chơi công bằng, chấp nhận lời ăn lỗ chịu. Nhưng thực tế cho thấy, chỉ riêng khía cạnh pháp luật đã có những va chạm không công bằng mà thiệt thòi thuộc về nhà đầu tư.

Giải pháp là... Luật ?

Theo TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác PPP là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hình thức đầu tư PPP nhưng việc triển khai thực hiện cũng còn nhiều lúng túng, bất cập. Vì vậy, TS Trần Du Lịch đề xuất, cần phải thay đổi “thân phận” cho PPP bằng việc cho ra đời một đạo luật của PPP.

Ủng hộ quan điểm này, ông Nguyễn Thành Thái - TGĐ Cty đầu tư xây dựng Phú Mỹ chia sẻ: muốn làm PPP tốt thì đối tác phải ra đối tác, phải sòng phẳng, phải chơi cùng một mặt bằng, phải có hợp đồng được quy định bằng điều luật cụ thể. Nêu ra dẫn chứng một số dự án PPP chậm tiến độ, ông Thái nói: “Hiện TP đang thực hiện thí điểm 20 dự án đầu tư theo kiểu PPP. Tuy nhiên, một số dự án chưa thể thực hiện được vì chưa có khung pháp lý”.

Ở góc độ khác, TS Đinh Sơn Hùng - Viện nghiên cứu phát triển TP cho rằng: Chưa có "đơn vị PPP" trung ương hoặc cơ quan trung ương có thẩm quyền để giải thích về tình trạng của các dự án ưu tiên và làm giảm bớt sự phức tạp của dự án với nhiều “cửa” cấp phép và nhiều thời gian cần thiết để phát triển dự án. Ông Hùng phân tích: Trong trường hợp xung đột giữa hai đối tác, những cơ chế trọng tài hay pháp lý phải có thể can thiệp một cách hiệu quả dựa trên khung pháp lý đã được Chính phủ ban hành là hết sức cần thiết để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Một khi đối tác tư nhân không có được sự chắc chắn rằng họ có thể được bảo vệ quyền lợi, sẽ không có một PPP nào được triển khai.

Với tư cách một DN, ông Châu khẳng định chỉ khi nào có luật thì khi ấy các DN mới được đối xử công bằng. Ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận, các DN cũng rất muốn được chia sẻ trách nhiệm xã hội với Nhà nước. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu cái gì cũng mù mờ.
 
Nguyễn Thành


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2209 khách Trực tuyến

Quảng cáo