Ashui.com

Wednesday
Dec 04th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật “Bùng nổ” xu hướng chuyển nhượng dự án

“Bùng nổ” xu hướng chuyển nhượng dự án

Viết email In
Lâu nay, thuật ngữ chuyển nhượng bất động sản không còn mới lạ trong giới kinh doanh địa ốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng này đã nở rộ lên và ngày càng rõ rệt. Trước tình hình canh bạc tín dụng bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp bất động sản bắt đầu thích nghi với chính sách mới bằng việc tìm đầu ra cho dự án thay vì ngồi im than vãn.

Chỉ trong tháng 3 vừa qua, Sở Xây dựng Tp.HCM đã có văn bản gửi UBND Tp.HCM xem xét cho 4 dự án bất động sản lớn trên địa bàn được phép chuyển nhượng theo nguyện vọng của doanh nghiệp. Đó là dự án Cao ốc căn hộ và thương mại Tanibuilding (quận Tân Bình - ảnh bên), khu nhà ở phường Tân Chánh Hiệp (Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12), trung tâm thương mại và căn hộ Tân Thành (66 Tân Thành, quận 5), khu căn hộ Phước Nguyên (Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè).

Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An cũng đang thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng dự án khu dân cư tại phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân (Khu A) cho Da Cin Holdings Pte.

Trong năm 2010, dự án Imperia An Phú ở quận 2, Tp.HCM đã được quỹ đầu tư Prudential Vietnam mua lại phần vốn góp của Công ty Vina Development Inc (Hàn Quốc).

Ngoài ra, trong số các dự án đã chuyển nhượng còn có thương vụ Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Đất Xanh mua lại dự án của Công ty TNHH Hà Thuận Hùng và biến khu đất rộng hơn 3.700 m2 thành dự án căn hộ cao 14 tầng Phú Gia Hưng Apartment tại quận Gò Vấp, Tp.HCM với 234 căn hộ cao cấp.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Nam Long Bitexco cũng đã chi 8 triệu USD để có được cao ốc 10 tầng trên khu đất diện tích 4.350 m2 trên đường Võ Văn Tần, Tp.HCM từ Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Việt.

Vào khoảng tháng 9/2010, Công ty JSM Indochina, chuyên đầu tư vào lãnh vực nhà ở và bán lẻ ở thị trường Việt Nam và Campuchia, đã công bố đã chi 26 triệu đôla Mỹ để mua lại hai lô đất là dự án căn hộ Prince và Princess ở phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM. Hai lô đất này được kết hợp chung với dự án Peninsula mà công ty đã mua lại trước đó giá 19 triệu USD để hợp thành một dự án với 600 căn hộ cao cấp để bán hoặc cho thuê.

Trước đó, năm 2009, Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn cũng đã nhượng lại hai dự án, gồm dự án văn phòng cho thuê tại 143 Điện Biên Phủ với giá 40 tỉ đồng và dự án 468 Nguyễn Thị Minh Khai với giá 75 tỉ đồng.

Hoặc Công ty Đông Dương cũng đã mua lại quyền sử dụng lô đất 2.700 m2 tại khu Nam Sài Gòn từ Công ty Cổ phần TM-XD Bất động sản Hòa Bình với giá 11,9 triệu USD.

Trước những biến động của thị trường như hiện nay, nhiều chuyên gia môi giới cho rằng chuyển nhượng dự án là cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất để giảm thiểu thiệt hại. Trong đó, loại hình được chào bán nhiều nhất tập trung vào phân khúc khu du lịch sinh thái và các cao ốc văn phòng vì thời gian thu hồi vốn chậm, trong khi nhu cầu mua lại tập trung ở mảng dự án chung cư và nhà ở.

Hiện tại, trên thị trường đang hình thành hai loại doanh nghiệp có nhu cầu chuyển nhượng dự án. Thứ nhất, các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Họ là doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản bị tác động của khủng hoảng kinh tế, sự xuống dốc của thị trường đã ảnh hưởng đến hoạch động kinh doanh nên họ có nhu cầu chuyển nhượng để duy trì “sự sống”. Hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng có đầu tư bất động sản, nay thị trường này khó khăn nên họ chuyển nhượng dự án để tập trung vào ngành kinh doanh chính của mình.

Một dạng thứ hai là không khó khăn về tài chính. Bởi mục tiêu của các doanh nghiệp này là lập dự án xong rồi bán. Tuy nhiên, dù hình thành hai loại doanh nghiệp xuất phát từ mục đích chuyển nhượng khác nhau nhưng xem ra xu hướng chuyển nhượng do khó khăn về tài chính vẫn chiếm số đông.

Trước chính sách thắt chặt vốn tín dụng đối với thị trường bất động sản, nhiều chủ đầu tư phải tính toán lại tiến độ triển khai, bán hàng, kể cả việc giãn, dừng dự án. Đặc biệt, nhiều dự án có nguy cơ bị đổi chủ trước áp lực lãi suất cao, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng trong khi sản phẩm không tiêu thụ được...

Ở góc độ phát triển thị trường, một số chuyên gia cho rằng cú sốc thị trường vừa qua, mặc dù đem đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng là cơ hội để thị trường sàng lọc bớt những chủ đầu tư không chuyên nghiệp, khả năng tài chính yếu để thị trường phát triển mạnh hơn.

Bình luận về xu hướng này, ông Trần Như Trung, Giám đốc bộ phân tư vấn và nghiên cứu thị trường Công ty Savills Vietnam cho rằng, quy mô thị trường đã lớn lên rất nhiều kể từ năm 2007. Trong xu thế thị trường đang mở rộng, sân chơi cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn, buộc những người chơi ở trong sân là các chủ đầu tư phải suy nghĩ nhiều hơn trong hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, trước khó khăn về huy động vốn, sự chịu đựng của nhà đầu tư dự án dường như đã kiệt sức phải tìm cách sang nhượng lại. Một số chuyên gia khác cho rằng xu hướng sáp nhập, mua bán, chuyển nhượng các dự án bất động sản sẽ rất sôi động trong năm 2011./.

Thảo Dân

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3264 khách Trực tuyến

Quảng cáo