Ashui.com

Saturday
Dec 14th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Siết tín dụng bất động sản và xây dựng: Kẽ hở “tín dụng đen” hoạt động?

Siết tín dụng bất động sản và xây dựng: Kẽ hở “tín dụng đen” hoạt động?

Viết email In

Siết tín dụng bất động sản và xây dựng để hạn chế rủi ro là cần thiết song nếu “siết” mạnh tay, nguy cơ vỡ trận loại hình trái phiếu doanh nghiệp và kẽ hở để “tín dụng đen” hoạt động là có thể xảy ra.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia kinh tế khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Vỡ loại hình trái phiếu doanh nghiệp


Siết tín dụng bất động sản và xây dựng để hạn chế rủi ro là cần thiết

Theo bà Đỗ Hồng Nhung – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Iblockchain: Trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô, NHNN căn cứ vào những số liệu thực tế và đưa ra những phân tích, nhận định nhằm cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro cho ngành là một hoạt động bình thường đối với một cơ quan quản lý.

Cụ thể, tại Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH, NHNN cho biết qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng năm 2020, NHNN nhận thấy một số tổ chức tín dụng có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro.

Tuy nhiên, trong văn bản này, NHNN đã cảnh báo tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao. Đặc biệt, việc cảnh báo của NHNN có nhắc đến loại hình đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, là rất đáng lưu ý.

Bởi theo bà Nhung, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản là mối quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Do đó, tỷ trọng cao trong tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là lẽ hiển nhiên.

"Xét cho cùng, dường như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đều chiếm đa số từ vốn vay từ ngân hàng. Do đó, nếu NHNN siết tín dụng quá mạnh tay cho lĩnh vực này, lo ngại nguy cơ vỡ trận loại hình trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và tiềm ẩn kẽ hở để “tín dụng đen” hoạt động là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra" - bà Nhung lưu ý.


Siết tín dụng với loại hình kinh doanh bất động sản và xây dựng cần có lộ trình hợp lý

… và “tín dụng đen” xuất hiện?

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Vinh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BĐS Nhật Quang chia sẻ: Trên thực tế, nguồn vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đều chiếm đa số từ vốn vay ngân hàng. Do đó, nếu NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng siết “room” tín dụng đối với lĩnh xây dựng và bất động sản sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, các dự án bất động sản của doanh nghiệp hiện nay đang vướng khá nhiều vào các thủ tục pháp lý vì các Luật đan xen như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai… đã khiến cho các dự án bị đình trệ trong quá trình triển khai dự án. Và xuất phát từ những yêu tố này, thanh khoản của doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng cảnh báo rủi ro “nợ xấu”.

Và một khi “nợ xấu” xảy ra, tín dụng bị siết chặt, thì con đường cuối cùng của doanh nghiệp sẽ không còn cách nào khác là phải lựa chọn giải pháp là vay ngoài với lãi cao để tiếp tục triển khai dự án. Thậm chí là bất chấp về khả năng có thể chi trả được hay không, và đây chính là yếu tố và kẽ hở để tín dụng đen hoạt động.

"Do đó, việc siết tín dụng với loại hình kinh doanh bất động sản và xây dựng cần có lộ trình hợp lý. Nếu không sẽ vô tình bóp chết loại hình đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Một loại hình được đánh giá là nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản đang được quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay" – ông Vinh nói.

Ngân Giang

(DĐDN)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 8152 khách Trực tuyến

Quảng cáo