Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật TPHCM được một loạt ưu đãi để phát triển

TPHCM được một loạt ưu đãi để phát triển

Viết email In

Các quy định trong dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ giúp thành phố có điều kiện huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư cũng như các vấn đề về xã hội, môi trường..., tạo động lực thúc đẩy TPHCM phát triển nhanh, bền vững hơn, xứng đáng là đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách chung của cả nước. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thay mặt Chính phủ trình Tờ trình về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM ra Quốc hội.  


Ngập nước ở TPHCM đã trở nên trầm trọng.
Ảnh: TL 

Theo đó, TPHCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số (năm 2017 khoảng 8,485 triệu người, chiếm 9,1% dân số cả nước) và quy mô kinh tế (năm 2016 chiếm 21,6% GDP cả nước). Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, cao hơn cả nước (bình quân 10,45%/năm, cả nước là 6,6%/năm), số thu ngân sách lớn nhất cả nước (năm 1996 chiếm 31,4% ngân sách cả nước, năm 2006 là 23,8%, năm 2007 là 28,4% và năm 2016 là 27,8%). 

Tuy nhiên, TPHCM đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức đó là: (1) Hạ tầng không theo kịp và cản trở sự phát triển nhanh, bền vững; (2) Khả năng thu hút, phát huy đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao trong phát triển các ngành, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm triển khai các chiến lược phát triển thành phố còn hạn chế; (3) Sức cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố 10 năm liên tiếp thấp hơn bình quân cả nước. Giai đoạn 2011-2015, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 32% so với giai đoạn 2006-2010.

Theo tờ trình, về cơ chế tài chính-ngân sách, TPHCM được thí điểm chính sách thu mới hoặc điều chỉnh các chính sách thu hiện hành.

Báo cáo cho biết, việc thực hiện Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM có ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên, về tổng thể các ảnh hưởng này không lớn. Cụ thể, ngân sách trung ương giảm khoảng 20.000 tỉ đồng nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, nhưng đồng thời giảm 18.800 tỉ đồng bổ sung chi đầu tư của ngân sách trung ương cho TPHCM.

Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 và được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành. 

Lược trích một số ưu đãi trong dự thảo Nghị quyết

Điều 3: Quản lý đất đai

- HĐND TPHCM quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên, nhưng phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất.

Điều 4: Quản lý đầu tư

- HĐND TPHCM quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của thành phố theo quy định của Luật đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật đầu tư công.

Điều 5: Quản lý tài chính - ngân sách nhà nước

- HĐND được:
a) Thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản;
b) Thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất so với quy định của các sắc thuế hiện hành, trừ các chính sách thuế thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí;
d) Tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí nằm trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

- Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức trong nước khác và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho thành phố vay lại với mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp.

- Ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Ngân sách thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước do UBND TPHCM quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do UBND TPHCM làm đại diện chủ sở hữu.
TPHCM sử dụng nguồn thu này và ngân sách thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kể cả đầu tư cho các dự án chống ngập và 2 bệnh viện tuyến cuối của thành phố; ngân sách trung ương sẽ không bổ sung cho thành phố 18.800 tỉ đồng từ nguồn thu cổ phần hóa để thực hiện các dự án nàynhư dự kiến trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Điều 6: Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TPHCM quản lý

- Chủ tịch UBND TPHCM được ủy quyền cho chủ tịch UBND quận, huyện và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND TPHCM.

- HĐND TPHCM quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của thành phố.

- UBND TPHCM được điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn trực thuộc để phù hợp với đặc điểm của thành phố. 

Tư Hoàng
(TBKTSG)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3002 khách Trực tuyến

Quảng cáo