Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Gói 30.000 tỷ đồng: Khách hàng hoang mang vì lãi suất

Gói 30.000 tỷ đồng: Khách hàng hoang mang vì lãi suất

Viết email In

Gần đây, nhiều khách hàng đã vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tỏ ra hoang mang khi biết thời điểm kết thúc gói tín dụng sắp đến gần cũng là lúc một số ngân hàng ra thông báo về việc áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016.  


Khách hàng khi mua nhà cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định 

Anh Nam - Khách hàng mua nhà cho biết: “Lúc mua nhà, nghe môi giới nói vay gói 30.000 tỷ sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi 5%, cố định trong 15 năm. Tin như vậy nên tôi làm hợp đồng vay tiền. Gần đây, khi có thông báo của ngân hàng, tôi tìm hiểu thì biết, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường". 

"Căn hộ tôi mua giao nhà sau 1/6/2016 nên chắc chắn số tiền thanh toán các đợt sau phải chịu lãi suất thương mại" - anh Nam cho biết. 

Anh Thắng - một khách hàng vay gói 30.000 tỷ cho hay: “Tôi cứ nghĩ đã được giải ngân rồi thì chắc chắn các đợt sau cũng được giải ngân tiếp với lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội. Ai dè sau khi hết thời điểm giải ngân gói 30.000 tỷ áp dụng theo lãi suất thông thường”.

Trả lời về vấn đề này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, theo khoản 1, Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định "Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013). Như vậy, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2015 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.

"Thông tin này không mới, khách hàng khi mua nhà cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định" - bà Hồng cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại có tổng cộng 15 ngân hàng thương mại tham gia cho vay gói 30.000 tỷ đồng gồm: Eximbank, Bảo Việt, Saigonbank, PVCombank, TienphongBank, OCB, VPBank, Seabank, NamABank và SHB...

Theo BIDV, từ ngày 10/12/2015 đến 18/1/2016, ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho khách hàng vay theo gói 30.000 tỷ đồng, tiếp nhận và giải quyết cho vay 653 hồ sơ cá nhân vay vốn, dư nợ tăng thêm 630 tỷ đồng, dư nợ đến ngày 18/1/2016 là 4.686 tỷ đồng; tiếp tục giải ngân cho các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội, dư nợ tăng thêm 246 tỷ đồng đạt 1.949 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là ổn định lâu dài. Vì vậy, cần có nguồn vốn dài hạn và không chỉ phụ thuộc vào gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Cuối tháng 1 vừa qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội có tờ trình gửi Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc quyết định lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay. Theo đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội đề xuất lãi suất mua, thuê mua nhà ở xã hội với mức: 0,4%/tháng (4,8%/năm). "Đây là mức lãi suất phù hợp với bối cảnh ngân sách Nhà nước, khả năng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đảm bảo ưu đãi thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại cho vay theo Nghị quyết 02 (gói 30.000 tỷ đồng), cao hơn lãi vay hộ nghèo về nhà ở hiện nay (3%/năm)" - lãnh đạo này cho biết.

Hiện, Ngân hàng Chính sách Xã hội đang chờ tờ trình của NHNN gửi Thủ tướng về mức lãi suất cho vay với nhà ở xã hội. Trong khi đó, theo lộ trình đến tháng 6 thời điểm kết thúc gói 30.000 tỷ đồng sẽ triển khai nguồn tín dụng này. 

Bùi Mai 
(Diễn đàn Doanh nghiệp)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1477 khách Trực tuyến

Quảng cáo