Ashui.com

Wednesday
Apr 24th
Home Công nghệ Giải pháp Đấu thầu bảo trì đường bộ - Bài học từ Nhật Bản

Đấu thầu bảo trì đường bộ - Bài học từ Nhật Bản

Viết email In

Từ ngày 01/01/2013, Quỹ bảo trì đường bộ chính thức có hiệu lực. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, đầu tư 1 đồng cho bảo trì sẽ tiết kiệm 4 đồng đối với công tác phục hồi và tái xây dựng, khi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản còn hạn hẹp. Nhưng làm thế nào để vận dụng Quỹ có hiệu quả, nâng cao chất lượng các tuyến đường? 

Trong nội dung một cuộc Hội thảo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) mới đây, may mắn cho Việt Nam đã có hướng giải bài toán mới nêu trên khi phía Nhật Bản tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực bảo trì đường bộ.

JICA (Nhật Bản) cùng các chuyên gia trong nước đã trao đổi kinh nghiệm và đánh giá tiến độ thực hiện Dự án Tăng cường Năng lực bảo trì đường bộ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Đây là một dự án được thí điểm từ tháng 9/2011, đến nay đã được 1 năm. Dự án dự kiến sẽ có báo cáo chính thức vào tháng 3/2013.

Dự án bao gồm 5 hợp phần gồm: Tăng cường năng lực bảo trì, quản lý thông tin đường bộ; công tác lập kế hoạch bảo trì đường bộ; công nghệ bảo trì đường bộ; thể chế bảo trì đường bộ và phát triển nguồn nhân lực. Với thực trạng phương tiện giao thông ngày càng tăng nhanh như hiện nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam đang dần xuống cấp, nhưng vẫn phải mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng, phát triển và thực hiện một chương trình toàn diện về bảo trì đường bộ cần phải được đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy đầu tư 1 đồng cho bảo trì sẽ tiết kiệm 4 đồng đối với công tác phục hồi và tái xây dựng, khi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản còn hạn hẹp. 

Ông Tsuneo Kato - trưởng đoàn lập kế hoạch bảo trì đường bộ JICA cho biết, mục tiêu chính của Dự án hướng tới việc giúp Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng định dạng cơ sở dữ liệu đường bộ và bảo trì, gồm 5 nhóm: dữ liệu kết cấu đường bộ, công trình đường bộ, công trình phục vụ tổ chức, quản lý giao thông và quản lý đường bộ chung. Các cơ sở dữ liệu trên sẽ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tình trạng mặt đường, qua đó lập kế hoạch bảo trì hàng năm, trung và dài hạn. Công tác bảo trì cũng được thực hiện theo cơ chế mới, các doanh nghiệp tham gia thực hiện bảo trì, phải đấu thầu thay vì thực hiện giao khoán như hiện nay. 

Về kinh nghiệm bảo trì hệ thống quốc lộ tại Nhật Bản, ông Kanoshima, chuyên gia JICA nhấn mạnh rằng: Cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các BQLDA về các hợp đồng hàng năm với các Cty bảo trì đường bộ ngay từ đầu năm tài khóa. Đặc biệt, hình thức đầu thầu rộng rãi nên được áp dụng. Tuy nhiên, để áp dụng tốt cần phải áp dụng phương pháp đấu thầu toàn diện. Qua hình thức này, giá thầu và kết quả đánh giá kỹ thuật sẽ được tổng hợp trọn vẹn. Ngoài ra, trước khi kỹ hợp đồng cũng phải có những ràng buộc về công tác khôi phục sau thảm họa như: bão lũ, thiên tai… Đồng thời, các nhà thầu tư nhân trương khu vực phải hợp tác trong tính huống có sự cố khẩn cấp xảy ra…

Ông Nguyễn Trọng Phú - Giám đốc BQLDA thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Namcho biết: Với thực trạng phương tiện giao thông ngày càng tăng nhanh như hiện nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam đang dần xuống cấp, nhưng vẫn phải mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng, phát triển và thực hiện một chương trình toàn diện về bảo trì đường bộ cần phải được đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, đầu tư 1 đồng cho bảo trì sẽ tiết kiệm 4 đồng đối với công tác phục hồi và tái xây dựng, khi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản còn hạn hẹp.

Ông Phú cũng khẳng định: Dự án Tăng cường bảo trì đường bộ- một dự án có khoản viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản trị giá khoảng 345 triệu Yên sẽ cho Việt Nam “bài học” đáng quý đối với lĩnh vực bảo trì đường bộ. Thông qua dự án, Nhật Bản muốn giới thiệu và áp dụng các phương thức bảo trì đường bộ tiên tiến hiện đại, hiệu quả nhất. Tại Dự án, JICA cũng đề cập tới rất nhiều vấn đề như: tổ chức đấu thầu rộng rãi; các vấn đề về thể chế; quản lý; tăng cường nguồn nhân lực… 

Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: Trong bối cảnh nguồn tài chính đầu tư hạn chế, ngành giao thông cần tiến hành cải cách thể chế mạnh mẽ hơn để huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, mà trước mắt là Quỹ bảo trì đường bộ và huy động tài chính phát triển đường cao tốc. 

Trí Thiện 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo