Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Công nghệ Giải pháp Thu nước mưa, giảm ngập

Thu nước mưa, giảm ngập

Viết email In

Một trong những giải pháp ngăn chặn lụt hay ngập nước là làm giảm lượng nước mưa thoát từ trên mái nhà xuống sàn xi măng, xuống đường, làm ngập đường, làm ngập kênh rạch, thành phố.

Những giải pháp đầu tiên là thu nước mưa từ mái, dùng nước lại trong việc sinh hoạt hàng ngày, không cần đến nước lọc tinh khiết.

Chỉ 25% nước thoát

Trên thế giới, thu nước từ mái nhà, trồng cây cỏ, hoa, rau trên mái nhà... rất phổ biến. Loại mái này có thể thu đến 75% nước mưa, theo khí hậu của các nước vùng ôn đới, chỉ cho thoát 25% nước còn lại xuống dưới bề mặt nơi lòng đường hoặc vào hệ thống cống.

Ở Việt Nam, có thể trồng rau sạch ngay trên nóc nhà để thu hoạch, mà không sợ ô nhiễm của các chất độc thải ra sông rạch hay vào lòng đất, rồi vào rau cải, làm nhiễm độc nguồn thực phẩm.

  • Ảnh bên : Mái xanh của tòa nhà Viện khoa học California, ở San Franciso, Mỹ. Một hệ thống mái xanh kết hợp giữa mái cong và mái phẳng, xen lẫn với những ô lấy ánh sáng trên mái.

Những mái nhà cũ, có thể để thêm lên các chậu cây, khung hộp đất để trồng rau, thu nhận ngay nước mưa, tuy nhiên phải xem sức chịu đựng của kiến tạo cũ với trọng lượng mới này. Các kiến trúc mới, cho ngay các mái xanh, cây trồng trên sân thượng vào ngay tính toán lúc ban đầu, trồng cây, rau xanh, thu nước mưa giữ lại dùng, có những bể nhỏ chứa nước ngay trên mái. Cần cân nhắc, tính toán với động đất, vì phần trên mái cao nặng, sẽ đưa trọng tâm khối nhà lên cao, đó không là điều tốt, dĩ nhiên nhà sẽ yếu khi bị rung lắc bởi động đất. Chuyển nước mưa xuống các hầm dưới mặt đất, qua hệ thống ống nước, nối vào các phòng vệ sinh để dội cầu, trong việc vệ sinh, sẽ giảm đi lượng nước tiêu dùng từ nhà máy cung cấp nước của thành phố.

Hệ thống kiến trúc xanh còn mang cây xanh, dây leo, hoa leo vào bề mặt của kiến trúc để giảm ánh nắng mặt trời làm nóng nhà, làm tăng vẻ tươi mát cho thành phố, làm giảm đi các biển cửa kiếng mênh mông, biển tường gạch và bê tông mà sẽ nóng lên hừng hực dưới ánh mặt trời. Sẽ lấy lại màu xanh, lọc bớt không khí ô nhiễm và giảm lượng mưa thoát xuống nhanh vào cống rãnh bên dưới, ngoài ra còn tạo môi trường sống cho chim chóc, tạo ra môi trường sống thân thiện và an lành hơn cho các sinh vật và con người sống trong đó.

Nếu mỗi căn nhà, mỗi tòa nhà, cao ốc, cơ sở thương mại, trụ sở chính quyền… đều thu giữ được 50% nước mưa chảy xuống đất, xuống đường, thì việc tránh ngập lụt cho TPHCM khi bị mưa lớn không phải là quá khó khăn. Ngoài ra, sử dụng lại lượng nước mưa sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng trong việc cung cấp nước ngọt, hiện đang là vấn đề thiếu hụt, khan hiếm nước sạch của thành phố.

Thiết kế mái nhà xanh

Ở TPHCM hay Hà Nội, mùa đông không có lạnh đến độ hơi ẩm đọng trên trần nhà nhỏ giọt xuống, nên không cần chất cách nhiệt. Tuy nhiên nếu có thì vẫn hơn, tiết kiệm được tiền chạy máy lạnh. Mái xanh có thêm lớp đất trên mái, cũng trở thành một chất cách nhiệt, giảm bớt sức nóng xâm nhập xuống dưói nhà.

Từ trên đan bê tông mái được đổ nhựa đường nóng, đan này nên có độ dốc: 0,25/12 để cho nước thấm xuống chảy sang một bên. Trên lớp nhựa đường nên có những tấm ngăn cách, với độ cứng đặc cao để đừng bị đè bẹp xuống.

Mục đích của những miếng ngăn là để bảo vệ lớp nhựa đường, hay lớp phủ miếng cao su, không cho vật nhọn làm thủng lớp cách nước này, trong khi đang kiến tạo, như làm rớt dụng cụ nhọn xuống hay đi lên trên. Lớp ngăn này lại không được rã mục vì hơi ẩm. Ngoài ra trong mái xanh, lớp ngăn cách, lớp đệm này có thể làm luôn thành một lớp chống rễ cây, rễ cây sẽ không thích những thành phần hóa học nào đó trong lớp ngăn, làm cho rễ đi ngược lên.

Trên lớp ngăn cách này, trải vài lớp nylon, plastic dày để giữ hơi ẩm nước đừng đi xuống dưới. Bên trên là bắt đầu lớp đất trồng, lựa chọn loại đất, pha trộn thành phần đất, cát, và đủ những chất đạm, chất dinh dưỡng cho cây cỏ rau, và làm sao cho trọng lượng nhẹ, càng nhẹ càng tốt, không làm nặng mái. Trải lớp hột mốp nhỏ xuống trước, cho xốp, để nước dễ thoát ra, không bị ngập ủng nước lâu dài, làm chết rễ, hay thấm nước xuống dưới.

Xung quanh bờ đất trồng cây này, xây gạch chặn và có những lỗ lưới cho nước thừa thoát ra, nhưng vẫn giữ đất ở lại, chung quanh có mương, máng xối, để nước mưa chảy đi. Nói chung, phải tính trọng lượng nước mưa thấm, đất và cây bên trên để tính toán ra sức chịu của mái mà kiến tạo chịu lực cho đúng. Dùng những nước đã sử dụng trong nhà của đời sống hàng ngày, mang lên tưới, như vậy bớt thải nước xuống cống rãnh hay vào trong những nhà máy xử lý nước thải.

Nên để những chậu cây to, dưới đà và cột, xem sức chịu đụng mà để chậu cây lên, nếu là nhà cũ, không tính toán có cây lên từ đầu. Lâu lâu nên thay đổi vị trí cây chậu, cho đan bê tông ở bên dưới không bị ẩm một chỗ quá lâu, có thể thấm nước xuống nhà, tốt nhất là kê chậu cây lên trên bằng những miếng gạch mỏng, cho nước bên dưới có thể chảy qua.

KTS Dương Tiến

 

Lời bình  

 
+2 # Phạm Quốc Huy 02/01/2011 23:18
Tác giả có thể cho hình vẽ chi tiết cấu tạo, mương thu nước, vật liệu mái nhà "xanh" được không? Cám ơn.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Nguyen Ngoc Hien 24/01/2011 15:58
Xin Cong tac ve bai viet tren!
xin xem duong link
http://vuontaoxanh.vn/IdeasDetails/746/stupidnguyen/IdeasDetails.htm
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo