Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Cộng đồng Thiết kế / Sáng tạo Nhà thiết kế George Nelson

Nhà thiết kế George Nelson

George Nelson (1908 – 1986) là nhà thiết kế công nghiệp người Mỹ, một trong những người sáng lập ra trường phái hiện đại của Mỹ. Ông đảm nhiệm khá nhiều vai trò từ cương vị giám đốc thiết kế ở công ty đồ nội thất Herman Miller, công ty mang tên ông, studio thiết kế George Nelson và liên danh, tất cả đã giúp cho ông thiết kế ra những mẫu đồ nội thất mang tính biểu tượng của phong cách hiện đại trong thế kỷ 20.

Sau khi tốt nghiệp trường Hartford, ông theo học tại đại học Yale. Ngay từ ban đầu thì Nelson không hề có ý định theo học để trở thành kiến trúc sư. Điều này đến với ông trong quãng thời gian theo học tại đại học Yale có một trận bão lớn, ông phải đi qua hành lang của toà nhà để tránh mưa. Khi đi bộ qua các toà nhà, ông đi đến một cuộc triển lãm các công trình của sinh viên kiến trúc mang tên “Cái cổng nghĩa trang” và đã sớm nhận ra niềm đam mê và con đường phát triển sự nghiệp của mình. Năm 1928, ông tốt nghiệp khoa kiến trúc đại học Yale. Trong quãng thời gian học năm cuối của mình, Nelson được nhận vào làm tại công ty kiến trúc Adam và Prentice với vị trí làm người vẽ phác thảo.

Năm 1929, ông được thuê làm trợ giảng trong thời gian nhận bằng cử nhân thứ hai của mình tại đại học Yale. Ông hoàn thành khoá học về mỹ thuật năm 1931. Năm tiếp theo đó, ông tham gia thi cuộc thi thiết kế tại Paris, Pháp và Rome, Ý. Ông đã giành giải thưởng ở Rome, giải thưởng này là một năm nghiên cứu kiến trúc và chỗ ở tại một cung điện gần trung tâm Rome. Từ đây, Nelson đã đi du lịch khắp châu Âu, nơi ông đã gặp gỡ, trò chuyện cũng như phỏng vấn những người đi tiên phong trong phong cách thiết kế hiện đại. Ông viết bài cho tạp chí Pencil Points. Trong khi phỏng vấn kiến trúc sư bậc thầy Mies Van Der Rohe, Nelson đã cảm thấy xấu hổ khi không biết đến Frank Lloyd Wright. Nhiều năm sau, ông làm việc với Wright về chuyên mục đặc biệt trên “Diễn đàn kiến trúc”, đó là sự trở lại của Wright mà không mấy người biết. Trong khi ở Rome, Nelson kết hôn với Frances Hollister. Một vài năm sau, ông trở về Mỹ để tiếp tục viết bài cho tạp chí Pencil Points. Ông đã giới thiệu các công trình của Walter Gropius, Mies Van Der Rohe, Le Corbusier và Gio Ponti tới đông đảo độc giả tại Bắc Mỹ.

Năm 1935, Nelson tham gia Diễn đàn kiến trúc và ông làm phó tổng biên tập (1944 – 1949). Tại đây, ông ủng hộ các nguyên tắc thiết kế hiện đại, tranh luận cùng đồng nghiệp, là các nhà thiết kế công nghiệp. Ông không tán đồng sự nhượng bộ của các nhà thiết kế chỉ chạy theo yêu cầu lợi nhuận mà quên đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, theo quan điểm của ông, những gì đẹp tự nhiên thì nó sẽ luôn hoàn hảo ở mọi góc độ. Vào khoảng thời gian này, Nelson chủ yếu tham gia viết cho các tạp chí kiến trúc hiện đại. Ông dành rất nhiều thời gian phỏng vấn và trao đổi ý tưởng với những người đi tiên phong và sáng lập ra phong trào kiến trúc hiện đại của những năm 1940, bao gồm Eliot Noyes, Charles Eames và Walter B. Ford, tất cả những người này đều cộng tác làm việc với ông về sau này.

Đến năm 1940, George Nelson đã trở nên nổi tiếng với một số khái niệm sáng tạo. Cuốn sách Căn nhà của ngày mai của ông, đồng tác giả Henrry Wright, đã đưa ra những khái niệm “phòng của gia đình” và “bức tường lưu trữ”. Các bức tường lưu trữ cơ bản là một ý tưởng khá mới mẻ vào thời đó. Được phát triển trong khi viết cuốn sách, khi nhà xuất bản cần một chỗ để lưu trữ hồ sơ, Cả Wright và Nelson không thể tìm ra một ý tưởng nào cho đến khi Nelson đặt ra câu hỏi “Có gì bên trong tường?” Sau đó các ý tưởng của việc sử dụng không gian giữa các bức tường để lưu trữ được ra đời. Cuốn sách Căn nhà của ngày mai được đánh giá cao vì nó không đề cao thiết kế hiện đại như một phong cách thời trang, thay vào đó nó nhìn vào những vấn đề thực tiễn để tìm cách giải quyết.

  • Ảnh bên: Đèn bong bóng 

Công ty đồ nội thất Herman Miller vốn chỉ dựa trên thiết kế thông thường vào thời điểm đó, nhưng sau khi chủ tịch D.J Depree đọc cuốn Căn nhà của ngày mai, ông đã mời Nelson làm giám đốc thiết kế của công ty, mặc dù Nelson không có kinh nghiệm về thiết kế nội thất. Depree quan tâm đến cái nhìn sâu sắc và sự sáng tạo rất thực tiễn ở Nelson và hợp đồng còn cho phép ông làm việc tự do bên ngoài công ty. Ông giữ vị trí giám đốc thiết kế ở Herman Miller từ năm 1945 – 1972. Các cửa hàng của Herman Miller bán ra các sản phẩm của Nelson vào năm 1945, sau đó các mẫu thiết kế được mang tính biểu tượng của thế kỷ 20 do Charles Eames, Harry Bertoia, Richard Schultz, Donald Knorr và Isamu Noguchi lần lượt ra đời dưới sự giám sát của Nelson.

Nelson cũng mở riêng một studio thiết kế tại New York, Mỹ. Đến năm 1955, ông kết hợp nó vào công ty George Nelson Associaté, Inc và chuyển đến 251 Avenue South. Công ty của ông rất thành công và đưa nhiều người trở thành các nhà thiết kế hàng đầu. Các nhà thiết kế của ông được tham gia làm tất cả các khía cạnh của công ty, sử dụng chương trình đồ hoạ, ứng dụng kỹ thuật mới. Vào thời gian còn hoạt động cho đến khi đóng cửa vào những năm 1980, George Nelson Associates, Inc đã làm việc với hầu hết trong số 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn.George Nelson Associates, Inc thiết kế catalog, cửa hàng và triển lãm cho Herman Miller. Từ đầu những năm 1940 cho đến giữa những năm 80, công ty của ông hợp tác với hầu hết các nhà thiết kế nổi tiếng. Nelson vừa làm biên tập viên báo, vừa là giám đốc thiết kế của Herman Miller và cũng là giám đốc công ty mang tên mình. Ông đã có vai trò đóng góp vào việc tạo ra các tạp chí kiểu dáng công nghiệp, ông viết rất nhiều bài báo, xuất bản sách cũng như các thiết kế mang tính ứng dụng cao trong đời sống. Ông quan tâm nhiều đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và hoá chất. Ông đi tiên phong trong ý tưởng của trung tâm mua sắm ngoài trời. George Nelson nghỉ hưu và đóng cửa công ty của mình vào giữa những năm 1980. Ông qua đời tại thành phố New York vào năm 1986.

Các thiết kế tiêu biểu:

Marshmallow Sofa - George Nelson và Irving Harper, một nhà thiết kế trẻ đang làm việc trong công ty thiết kế của Nelson, đã tiếp cận một nhà phát minh tạo ra một dạng đĩa nhựa mà ông khẳng định có độ bền cao và giá thành thấp. Các nhà thiết kế đã xem xét và bố trí 18 chiếc đĩa trên một khung thép là phiên bản thử nghiệm đầu tiên của mẫu ghế marshmallow. Mặc dù đến khi thêm các miếng đệm cho mẫu ghế này không thực tế, nhưng Nelson và Harper lại rất thích thú vì ý tưởng xuất phát từ sự tình cờ, sau đó Herman Miller quyết định sản xuất hàng loạt mẫu ghế này. Bằng cách tham gia các yếu tố riêng biệt để tạo nên chiếc ghế nhiều màu sắc này, Nelson và Harper đạt được sự hấp dẫn mang phong cách pop art của những năm 1960. Mẫu ghế này cũng giúp cho tên tuổi Harper dần trở nên nổi tiếng, anh cũng được biết đến là người thiết kế logo cho công ty Herman Miller.

X-Leg Table - Một chiếc bàn ăn cũng có chức năng như bàn văn phòng, chiếc bàn chân chữ X cũng có tính năng tương tự. với thiết kế rất đơn giản chân bàn được làm bằng kim loại hình chữ X nâng mặt bàn là tấm gỗ bản lớn. Có thể lựa chọn các loại gỗ khác nhau cho mặt bàn. Chiếc bàn này phù hợp với bất kỳ chiếc ghế nào từ cổ điển cho đến ghế hiện đại, sử dụng trong nhà hay ở văn phòng đều rất hợp.

Platform Bench - Mẫu ghế băng này là một phần trong bộ sưu tập đầu tiên của Nelson ở Herman Miller và được giới thiệu lại vào năm 1994. Trong bộ sưu tập vào năm 1984, ghế băng sử dụng cho các các bàn thấp và muốn có thêm chỗ ngồi. vào năm 1955, mẫu thiết kế này đã chứng tỏ là mẫu linh hoạt và hữu ích nhất trong bộ sưu tập.

Swag Leg Chair - Chiếc ghế được giới thiệu vào năm 1985. George Nelson bắt đầu thiết kế mẫu này từ những cái chân ghế, nhấn mạnh chất liệu bằng kim loại và tạo hình mềm mại. Sử dụng một ống kim loại được uốn cong để giảm dần áp lực cho ghế. Đây cũng là một minh chứng cho việc sử dụng kim loại để thiết kế chân ghế là cách tốt nhất.

Với hình thức quen thuộc, Nelson sử dụng kỹ thuật đúc nhựa của Charles và Ray Eames phát triển để tạo nên phần thân ghế và lưng tựa. ông tạo thêm một góc uốn cho thêm phần mềm mại. Chiếc ghế này được đặt tại các khu vực ăn uống văn phòng hoặc hội nghị, nó vẫn là mẫu ghế phù hợp cho các nhu cầu công năng cũng như thẩm mỹ đến ngày nay.

Pedestal Stool - Chiếc ghế mang vẻ đẹp thanh lịch và vui vẻ. Với thiết kế mềm mại và phần ngồi có những màu sắc tươi tắn mang phong cách pop art rất phù hợp cho nhiều không gian nội thất khác nhau như công cộng hoặc các góc phòng nhỏ không có nhiều diện tích. Nó là sự tô điểm nhẹ nhàng, tinh tế cho mọi nơi mà nó xuất hiện.

Swag leg table - Giống như chiếc ghế swag, ông cũng bắt đầu thiết kế từ chân ghế, nhấn mạnh chất liệu kim loại, uốn cong và rất duyên dáng. Ông thiết kế để các bàn và phần ngăn chi được tháo rời và vận chuyển để tiết kiệm chi phí, chúng được dễ dàng lắp ráp khi đến nơi. Chiếc bàn sử dụng lực giảm dần do đường cong của chân. Nelson sử dụng gỗ óc chó để tạo sự chắc chắn và ổn định, có độ bền cao, vật liệu gỗ phổ biến cho các thiết kế bàn và bảng.

Coconut Chair - Được giới thiệu vào năm 1955, chiếc ghế dừa là một trong những tuyệt tác của studio thiết kế Nelson và thay đổi cái nhìn về đồ nội thất Mỹ. Với thiết kế độc đáo, nổi bật của nó, chiếc ghế dừa là một phần trong bộ sưu tập trong các bảo tàng trên toàn thế giới. Mang phong cách đặc trưng của những năm 1950, chiếc ghế tối giản các chi tiết, chỉ giữ lại các phần quan trọng nhất để cho người ngồi có cảm giác thoải mái nhất. Nelson mô tả nó giống với hình dạng khi ta cắt quả dừa thành tám phần và đảo ngược màu sắc của dừa từ bên ngoài vào trong. Các phiên bản của chiếc ghế bên ngoài có màu trắng và bên trong có nhiều màu.

George Nelson clock - Nói đến Nelson mà không nhắc đến các mẫu thiết kế đồng hồ thì thật là khiếm khuyết. Công ty của ông George Nelson Associates đã tạo ra những mẫu đầu tiên cho Howard Miller vào năm 1947. Có khoảng 150 mẫu thiết kế, những thiết kế đồng hồ điện có sẵn dây hoặc ổ cắm tiêu chuẩn. Howard Miller ngưng sản xuất các mẫu đồng hồ vào năm 1980. Vitra đã làm sống lại một lần nữa vào những năm 1990. Các mẫu thiết kế đồng hồ ban đầu chỉ đơn giản là đồng hồ số, sau đó dần dần được thay đổi dưới nhiều hình dạng và màu sắc để tô điểm thêm trong các không gian nội thất.



Một số thiết kế khác:


Modun tủ tường (trái) / Bàn văn phòng (phải)


Bàn thấp
(trái) / Bàn thấp kết hợp khay (phải)


Modun văn phòng

George Nelson (1908 – 1986) là nhà thiết kế công nghiệp người Mỹ, một trong những người sáng lập ra trường phái hiện đại của Mỹ. Ông đảm nhiệm khá nhiều vai trò từ cương vị giám đốc thiết kế ở công ty đồ nội thất Herman Miller, công ty mang tên ông, studio thiết kế George Nelson và liên danh, tất cả đã giúp cho ông thiết kế ra những mẫu đồ nội thất mang tính biểu tượng của phong cách hiện đại trong thế kỷ 20.

 

Sau khi tốt nghiệp trường Hartford, ông theo học tại đại học Yale. Ngay từ ban đầu thì Nelson không hề có ý định theo học để trở thành kiến trúc sư. Điều này đến với ông trong quãng thời gian theo học tại đại học Yale có một trận bão lớn, ông phải đi qua hành lang của toà nhà để tránh mưa. Khi đi bộ qua các toà nhà, ông đi đến một cuộc triển lãm các công trình của sinh viên kiến trúc mang tên “Cái cổng nghĩa trang” và đã sớm nhận ra niềm đam mê và con đường phát triển sự nghiệp của mình. Năm 1928, ông tốt nghiệp khoa kiến trúc đại học Yale. Trong quãng thời gian học năm cuối của mình, Nelson được nhận vào làm tại công ty kiến trúc Adam và Prentice với vị trí làm người vẽ phác thảo.

Năm 1929, ông được thuê làm trợ giảng trong thời gian nhận bằng cử nhân thứ hai của mình tại đại học Yale. Ông hoàn thành khoá học về mỹ thuật năm 1931. Năm tiếp theo đó, ông tham gia thi cuộc thi thiết kế tại Paris, Pháp và Rome, Ý. Ông đã giành giải thưởng ở Rome, giải thưởng này là một năm nghiên cứu kiến trúc và chỗ ở tại một cung điện gần trung tâm Rome. Từ đây, Nelson đã đi du lịch khắp châu Âu, nơi ông đã gặp gỡ, trò chuyện cũng như phỏng vấn những người đi tiên phong trong phong cách thiết kế hiện đại. Ông viết bài cho tạp chí Pencil Points. Trong khi phỏng vấn kiến trúc sư bậc thầy Mies Van Der Rohe, Nelson đã cảm thấy xấu hổ khi không biết đến Frank Lloyd Wright. Nhiều năm sau, ông làm việc với Wright về chuyên mục đặc biệt trên “Diễn đàn kiến trúc”, đó là sự trở lại của Wright mà không mấy người biết. Trong khi ở Rome, Nelson kết hôn với Frances Hollister. Một vài năm sau, ông trở về Mỹ để tiếp tục viết bài cho tạp chí Pencil Points. Ông đã giới thiệu các công trình của Walter Gropius, Mies Van Der Rohe, Le Corbusier và Gio Ponti tới đông đảo độc giả tại Bắc Mỹ.

 

Năm 1935, Nelson tham gia Diễn đàn kiến trúc và ông làm phó tổng biên tập (1944 – 1949). Tại đây, ông ủng hộ các nguyên tắc thiết kế hiện đại, tranh luận cùng đồng nghiệp, là các nhà thiết kế công nghiệp. Ông không tán đồng sự nhượng bộ của các nhà thiết kế chỉ chạy theo yêu cầu lợi nhuận mà quên đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, theo quan điểm của ông, những gì đẹp tự nhiên thì nó sẽ luôn hoàn hảo ở mọi góc độ. Vào khoảng thời gian này, Nelson chủ yếu tham gia viết cho các tạp chí kiến trúc hiện đại. Ông dành rất nhiều thời gian phỏng vấn và trao đổi ý tưởng với những người đi tiên phong và sáng lập ra phong trào kiến trúc hiện đại của những năm 1940, bao gồm Eliot Noyes, Charles Eames và Walter B. Ford, tất cả những người này đều cộng tác làm việc với ông về sau này.

Đến năm 1940, George Nelson đã trở nên nổi tiếng với một số khái niệm sáng tạo. Cuốn sách Căn nhà của ngày mai của ông, đồng tác giả Henrry Wright, đã đưa ra những khái niệm “phòng của gia đình” và “bức tường lưu trữ”. Các bức tường lưu trữ cơ bản là một ý tưởng khá mới mẻ vào thời đó. Được phát triển trong khi viết cuốn sách, khi nhà xuất bản cần một chỗ để lưu trữ hồ sơ, Cả Wright và Nelson không thể tìm ra một ý tưởng nào cho đến khi Nelson đặt ra câu hỏi “Có gì bên trong tường?” Sau đó các ý tưởng của việc sử dụng không gian giữa các bức tường để lưu trữ được ra đời. Cuốn sách Căn nhà của ngày mai được đánh giá cao vì nó không đề cao thiết kế hiện đại như một phong cách thời trang, thay vào đó nó nhìn vào những vấn đề thực tiễn để tìm cách giải quyết.

 

Đèn bong bóng

Công ty đồ nội thất Herman Miller vốn chỉ dựa trên thiết kế thông thường vào thời điểm đó, nhưng sau khi chủ tịch D.J Depree đọc cuốn Căn nhà của ngày mai, ông đã mời Nelson làm giám đốc thiết kế của công ty, mặc dù Nelson không có kinh nghiệm về thiết kế nội thất. Depree quan tâm đến cái nhìn sâu sắc và sự sáng tạo rất thực tiễn ở Nelson và hợp đồng còn cho phép ông làm việc tự do bên ngoài công ty. Ông giữ vị trí giám đốc thiết kế ở Herman Miller từ năm 1945 – 1972. Các cửa hàng của Herman Miller bán ra các sản phẩm của Nelson vào năm 1945, sau đó các mẫu thiết kế được mang tính biểu tượng của thế kỷ 20 do Charles Eames, Harry Bertoia, Richard Schultz, Donald Knorr và Isamu Noguchi lần lượt ra đời dưới sự giám sát của Nelson.

Nelson cũng mở riêng một studio thiết kế tại New York, Mỹ. Đến năm 1955, ông kết hợp nó vào công ty George Nelson Associaté, Inc và chuyển đến 251 Avenue South. Công ty của ông rất thành công và đưa nhiều người trở thành các nhà thiết kế hàng đầu. Các nhà thiết kế của ông được tham gia làm tất cả các khía cạnh của công ty, sử dụng chương trình đồ hoạ, ứng dụng kỹ thuật mới. Vào thời gian còn hoạt động cho đến khi đóng cửa vào những năm 1980, George Nelson Associates, Inc đã làm việc với hầu hết trong số 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn.George Nelson Associates, Inc thiết kế catalog, cửa hàng và triển lãm cho Herman Miller. Từ đầu những năm 1940 cho đến giữa những năm 80, công ty của ông hợp tác với hầu hết các nhà thiết kế nổi tiếng. Nelson vừa làm biên tập viên báo, vừa là giám đốc thiết kế của Herman Miller và cũng là giám đốc công ty mang tên mình. Ông đã có vai trò đóng góp vào việc tạo ra các tạp chí kiểu dáng công nghiệp, ông viết rất nhiều bài báo, xuất bản sách cũng như các thiết kế mang tính ứng dụng cao trong đời sống. Ông quan tâm nhiều đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và hoá chất. Ông đi tiên phong trong ý tưởng của trung tâm mua sắm ngoài trời. George Nelson nghỉ hưu và đóng cửa công ty của mình vào giữa những năm 1980. Ông qua đời tại thành phố New York vào năm 1986.

Các thiết kế tiêu biểu

 

Marshmallow Sofa - George Nelson và Irving Harper, một nhà thiết kế trẻ đang làm việc trong công ty thiết kế của Nelson, đã tiếp cận một nhà phát minh tạo ra một dạng đĩa nhựa mà ông khẳng định có độ bền cao và giá thành thấp. Các nhà thiết kế đã xem xét và bố trí 18 chiếc đĩa trên một khung thép là phiên bản thử nghiệm đầu tiên của mẫu ghế marshmallow. Mặc dù đến khi thêm các miếng đệm cho mẫu ghế này không thực tế, nhưng Nelson và Harper lại rất thích thú vì ý tưởng xuất phát từ sự tình cờ, sau đó Herman Miller quyết định sản xuất hàng loạt mẫu ghế này. Bằng cách tham gia các yếu tố riêng biệt để tạo nên chiếc ghế nhiều màu sắc này, Nelson và Harper đạt được sự hấp dẫn mang phong cách pop art của những năm 1960. Mẫu ghế này cũng giúp cho tên tuổi Harper dần trở nên nổi tiếng, anh cũng được biết đến là người thiết kế logo cho công ty Herman Miller.

X-Leg Table - Một chiếc bàn ăn cũng có chức năng như bàn văn phòng, chiếc bàn chân chữ X cũng có tính năng tương tự. với thiết kế rất đơn giản chân bàn được làm bằng kim loại hình chữ X nâng mặt bàn là tấm gỗ bản lớn. Có thể lựa chọn các loại gỗ khác nhau cho mặt bàn. Chiếc bàn này phù hợp với bất kỳ chiếc ghế nào từ cổ điển cho đến ghế hiện đại, sử dụng trong nhà hay ở văn phòng đều rất hợp.

Platform Bench - Mẫu ghế băng này là một phần trong bộ sưu tập đầu tiên của Nelson ở Herman Miller và được giới thiệu lại vào năm 1994. Trong bộ sưu tập vào năm 1984, ghế băng sử dụng cho các các bàn thấp và muốn có thêm chỗ ngồi. vào năm 1955, mẫu thiết kế này đã chứng tỏ là mẫu linh hoạt và hữu ích nhất trong bộ sưu tập.

Swag Leg Chair - Chiếc ghế được giới thiệu vào năm 1985. George Nelson bắt đầu thiết kế mẫu này từ những cái chân ghế, nhấn mạnh chất liệu bằng kim loại và tạo hình mềm mại. Sử dụng một ống kim loại được uốn cong để giảm dần áp lực cho ghế. Đây cũng là một minh chứng cho việc sử dụng kim loại để thiết kế chân ghế là cách tốt nhất.

Với hình thức quen thuộc, Nelson sử dụng kỹ thuật đúc nhựa của Charles và Ray Eames phát triển để tạo nên phần thân ghế và lưng tựa. ông tạo thêm một góc uốn cho thêm phần mềm mại. Chiếc ghế này được đặt tại các khu vực ăn uống văn phòng hoặc hội nghị, nó vẫn là mẫu ghế phù hợp cho các nhu cầu công năng cũng như thẩm mỹ đến ngày nay.

Pedestal Stool - Chiếc ghế mang vẻ đẹp thanh lịch và vui vẻ. Với thiết kế mềm mại và phần ngồi có những màu sắc tươi tắn mang phong cách pop art rất phù hợp cho nhiều không gian nội thất khác nhau như công cộng hoặc các góc phòng nhỏ không có nhiều diện tích. Nó là sự tô điểm nhẹ nhàng, tinh tế cho mọi nơi mà nó xuất hiện.

Swag leg table - Giống như chiếc ghế swag, ông cũng bắt đầu thiết kế từ chân ghế, nhấn mạnh chất liệu kim loại, uốn cong và rất duyên dáng. Ông thiết kế để các bàn và phần ngăn chi được tháo rời và vận chuyển để tiết kiệm chi phí, chúng được dễ dàng lắp ráp khi đến nơi. Chiếc bàn sử dụng lực giảm dần do đường cong của chân. Nelson sử dụng gỗ óc chó để tạo sự chắc chắn và ổn định, có độ bền cao, vật liệu gỗ phổ biến cho các thiết kế bàn và bảng.

Coconut Chair - Được giới thiệu vào năm 1955, chiếc ghế dừa là một trong những tuyệt tác của studio thiết kế Nelson và thay đổi cái nhìn về đồ nội thất Mỹ. Với thiết kế độc đáo, nổi bật của nó, chiếc ghế dừa là một phần trong bộ sưu tập trong các bảo tàng trên toàn thế giới. Mang phong cách đặc trưng của những năm 1950, chiếc ghế tối giản các chi tiết, chỉ giữ lại các phần quan trọng nhất để cho người ngồi có cảm giác thoải mái nhất. Nelson mô tả nó giống với hình dạng khi ta cắt quả dừa thành tám phần và đảo ngược màu sắc của dừa từ bên ngoài vào trong. Các phiên bản của chiếc ghế bên ngoài có màu trắng và bên trong có nhiều màu.

George Nelson clock - Nói đến Nelson mà không nhắc đến các mẫu thiết kế đồng hồ thì thật là khiếm khuyết. Công ty của ông George Nelson Associates đã tạo ra những mẫu đầu tiên cho Howard Miller vào năm 1947. Có khoảng 150 mẫu thiết kế, những thiết kế đồng hồ điện có sẵn dây hoặc ổ cắm tiêu chuẩn. Howard Miller ngưng sản xuất các mẫu đồng hồ vào năm 1980. Vitra đã làm sống lại một lần nữa vào những năm 1990. Các mẫu thiết kế đồng hồ ban đầu chỉ đơn giản là đồng hồ số, sau đó dần dần được thay đổi dưới nhiều hình dạng và màu sắc để tô điểm thêm trong các không gian nội thất.

Một số thiết kế khác

 

Modun tủ tường

Bàn văn phòng

Bàn thấp

Bàn thấp kết hợp khay

Modun văn phòng

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo