Chất lượng đào tạo KTS VN đang là câu hỏi ngỏ cho chiến lược phát triển và nâng cao tính cạnh tranh cho công trình KT trong nước. Điều này lý giải vì sao chúng ta thiếu vắng những nhà tư vấn và sáng tác KT có năng lực, thiếu người khởi xướng trào lưu, thiếu những trí tuệ có tâm, có tầm, có đẳng cấp.
Ít có cơ hội thực hành
Lực lượng KTS trong thời gian qua lớn nhanh về số lượng. Theo con số thống kê mới nhất, hiện cả nước có 13 trường (khoa) đại học chuyên ngành, đã đào tạo được khoảng 10.000 KTS, bình quân đạt 1,2 KTS/10.000 dân.
Nếu so sánh với các nước như Pháp (4 KTS/10.000 dân), Đức (8 KTS/10.000 dân), Tây Ban Nha (5 KTS/10.000 dân), thì tỉ lệ này ở VN chưa đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, số lượng KTS này lại hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, chỉ khoảng 1/3 hành nghề KTS, trực tiếp sáng tác, thiết kế.
Trong những năm gần đây, hàng trăm DN hành nghề tư vấn KT xây dựng đã ra đời cùng với quá trình cổ phần hoá các công ty tư vấn của Nhà nước và sự xuất hiện của mô hình DN-Văn phòng.
Mặc dù trong lĩnh vực XD, vốn đầu tư XD của cả nước hàng năm đều chiếm từ 25-30% GDP, nhưng hoạt động tư vấn của KTS vẫn chưa giành được chỗ đứng phù hợp với vai trò của mình và phần lớn ít có cơ hội thực hành thiết kế trong những công trình có tầm vóc lớn. Giá trị thiết kế của KTS VN chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng giá trị công trình, trong khi trên thế giới và cả trong khu vực giá trị này thường đạt từ 8-10%.
Cần hội nghề nghiệp và luật KTS
Ở nhiều nước, Hội KTS được Nhà nước của họ giao cho dự thảo những chính sách quản lý, hành nghề, quyền hạn, nghĩa vụ cũng như những chính sách liên quan đến nghề nghiệp của các thành viên. Ta nên học điều này.
Đến nay, chưa có chuẩn mực đạo đức cho hoạt động hành nghề KTS, chưa có giám sát trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Còn nhiều hiện tượng chiều theo thị hiếu khách hàng, không quan tâm đến việc làm xấu cảnh quan ĐT, văn hoá KT, thiếu vai trò tác động thẩm mỹ văn hoá cho cộng đồng, không lấy chất lượng chuyên môn làm chuẩn, cạnh tranh bằng mọi giá, thiếu trung thực... VN nên tuân thủ thông lệ quốc tế, cần có tổ chức nghề nghiệp tổ chức thi lấy chứng chỉ hành nghề cho KTS (hội KTS ở ta hoạt động theo kiểu đoàn thể). Văn bằng đại học chỉ xác nhận trình độ chuyên môn.
Bên cạnh đó, cần thiết xây dựng và ban hành luật KTS tại VN nhằm tăng cường trách nhiệm pháp lý và nghề nghiệp của KTS, nêu ra tiêu chuẩn để được công nhận KTS. Theo KTS Nguyễn Văn Tất, luật KTS sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển nghề KTS ở VN, giúp nghề KTS trong nước dần hội nhập với nghề KTS ở các nước trong khu vực và quốc tế, tác động tích cực đến sự phát triển của KT, văn hoá nước nhà.
M.T.
>>
- Tết Việt trong mắt kiến trúc sư Canada
- Tản mạn cuối năm
- Đường hoa Nguyễn Huệ: Góc nhìn mới trên không gian cũ
- Kết quả cuộc thi ảnh “Thế giới dưới mắt Kiến...” lần 2
- Nhà ở và những thay đổi
- Kiến trúc sư VN hành nghề và hội nhập: Vì sao thua đậm trên sân nhà?
- Hà Nội: Rồng sẽ bay từ... đường Bưởi?
- Gặp gỡ Côn Sơn
- KTS Nguyễn Văn Tất: “Tôi luôn mong muốn được đổ đầy”
- Dự án "Chỉnh trang tuyến đường Kinh thành lịch sử 1000 năm Thăng Long"