Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Cộng đồng Thiết kế / Sáng tạo Thời gian hư ảo trong không gian Phối cảnh ngược

Thời gian hư ảo trong không gian Phối cảnh ngược

Viết email In

Với Nguyễn Xuân Hoàng, điểm tụ và đường chân trời không ở sau mặt tranh mà ở trước mặt tranh. Tranh của Hoàng gợi ra một thế giới với nhiều chiều kích mới, lạ lẫm với những đồ vật quen thuộc.

Nguyễn Xuân Hoàng có lối tư duy hội họa kỳ lạ, và có thể là anh tư duy về cuộc đời cũng vậy. Từ 5 năm trước đây, vào một ngày lơ đãng, có lẽ thế, anh bỗng nhìn thấy mọi vật không còn theo lối nhìn thông thường. Với mọi người, vật càng xa thì càng mờ và nhỏ lại. Đây cũng chính là phương pháp tạo hình cổ điển cơ bản nhất được học trên toàn thế giới.

Nhưng với Hoàng, điểm tụ và đường chân trời không ở sau mặt tranh mà ở trước mặt tranh, nghĩa là mọi thứ không phải càng xa càng nhỏ lại như không gian 3 chiều mà càng xa càng lớn hơn, dài thêm và rộng ra.

  • Ảnh bên : Tác phẩm “Hay là trôi mãi”

Đây là không gian 3 chiều ngược chăng, có lẽ không phải. Tranh của Hoàng gợi ra một thế giới với nhiều chiều kích mới, lạ lẫm với những đồ vật quen thuộc.

Dựa trên một kỹ thuật cao từ hai cái nôi nghệ thuật lớn nhất Việt Nam là Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, tranh của Nguyễn Xuân Hoàng vừa thật, vừa ảo ma mị do hiệu ứng phối cảnh ngược. Những chiếc ghế ghiêng, bồng bềnh như một ẩn dụ về nghệ sĩ và rộng hơn, về cuộc sống con người.

Quyển sách úp hay là không gian úp? Điều này đã cuốn hút Zoe Butt - một nữ Curater quốc tế, mang trong mình hai dòng máu Úc và Hoa, hoạt động nghệ thuật chủ yếu tại châu Á. Và bà đã quyết định tổ chức một triển lãm tranh và sắp đặt cá nhân của Hoàng tại Sàn Art (3 Mê Linh, phường 19, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh). 

  • Ảnh bên : Triển lãm của Nguyễn Xuân Hoàng tại Sàn Art
Triển lãm khai mạc vào 18 giờ ngày 8 tháng 10 năm 2009, kéo dài tới hết ngày 28 tháng 11 năm 2009.

Nguyễn Xuân Hoàng nói: lần này tôi đưa ra những thử nghiệm mới nhất trong loạt tác phẩm nghiên cứu về không gian phối cảnh ngược, trọng lực/ phi trọng lực và những cảm giác tâm lý. Trong tranh, hành vi, tâm lý của con người phản ánh qua tư thế đồ vật. Màu sắc diễn tả theo phương pháp tăng dần sắc độ,  cảm giác mờ ảo, không tương phản, gần với triết lý phù du.

Có thêm một cảm giác hư ảo về thời gian, khi lạc vào không gian phối cảnh ngược này.

Lê Anh Hoài
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Hiện có 2483 khách Trực tuyến

Quảng cáo