Ashui.com

Thursday
Apr 25th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Hà Nội - vì một quá trình đô thị hóa hỗn hợp và giàu bản sắc

Hà Nội - vì một quá trình đô thị hóa hỗn hợp và giàu bản sắc

Viết email In

Nhằm đáp ứng những mong muốn của chính quyền thành phố Hà Nội, chúng tôi luôn suy nghĩ phải làm cách nào để những hoạt động nghiên cứu mà nhóm chúng tôi tiến hành có thể mang lại thông tin và hỗ trợ một cách cụ thể cho những hoạt động của các tác nhân trong nước và nước ngoài triển khai tại Hà Nội. Chúng tôi sẽ cố gắng mang lại một cách tiếp cận không đầy đủ mọi mặt đối với những vấn đề có liên quan đến phát huy những giá trị đương đại của di sản đô thị và sự hòa nhập thực tế và tích cực của di sản đó vào những không gian mới thể hiện tính hiện đại của Hà Nội.


Phố Tràng Tiền, Hà Nội (nguồn: hpgrumpe.de)

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm Di sản theo nghĩa rộng và hiện đại chứ không chỉ đơn thuần chỉ là sự tập hợp các công trình lịch sử chỉ có giá trị về mặt bảo tồn bảo tàng. Như vậy, thuật ngữ này sẽ bao hàm toàn bộ những hình thức biểu hiện văn hóa đô thị Việt Nam, uyên bác mà dung dị, vật thể và phi vật thể, giàu bản sắc và giàu ký ức. Để làm sáng tỏ hơn luận điểm của mình, chúng tôi sẽ cố gắng mang đến cho giới nghiên cứu khoa học và những nhà chuyên môn một vài phương hướng suy nghĩ về hàng loạt những câu hỏi và những vấn đề có tính chiến lược trong thời kỳ hiện nay, trong cả hai lĩnh vực Hình thái đô thịPhương pháp triển khai.

Đối với mỗi câu hỏi như vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ hạn chế việc giới thiệu từ hai đến ba ví dụ minh họa.

Các cấu trúc vật chất của thành phố Hà Nội

Ngày nay, những nghiên cứu của các nhà sử học trong và ngoài nước đã cho phép ngày càng làm rõ nét một cách chính xác các hình thái đô thị và những kiểu kiến trúc hiện có tại Hà Nội cũng như khôi phục lại được quá trình biến chuyển của chúng theo thời gian.

Vấn đề chính mà chính quyền thành phố và những nhà quy hoạch nêu lên là khó khăn trong việc kiểm soát quá trình mở rộng đô thị tại các khu vực vành đai vốn đã từng để cho người dân tự làm theo ý mình trong nhiều năm do thiếu các phương tiện quản lý hữu hiệu. Điều này khiến các nhà chuyên môn phải đối mặt với các kiểu đô thị hóa theo đuôi càng trở nên nan giải do không thể giải tỏa nếu không có tiền đền bù hoặc do buộc phải thực hiện cưỡng chế tái định cư kéo theo những cuộc thương lượng dàn xếp lâu dài và gay gắt.

Thực trạng đó đã dẫn đến việc lấn chiếm đất ven đô và xây dựng nhà cửa rất nhanh chóng. Nhưng điều quan trọng hơn là nó phá vỡ hoàn toàn tính thống nhất và bản sắc đô thị của thành phố cũng như của hệ thống những làng mạc đông đúc và lâu năm có nhiều nét đặc thù.

Tuy nhiên, về cấu trúc đô thị lịch sử của Hà Nội xét một cách tổng thể, chúng tôi nghĩ rằng đã xác định được đặc điểm kết tụ của thành phố lắng đọng qua hàng thế kỷ nhờ sự chen vai sát cánh của các khu phố khác nhau có nét đặc thù riêng biệt được gọt giũa kỹ càng.

Trong thế kỷ XX, cấu trúc sơ khai này sau cùng đã được hợp nhất nhờ một công trình đặc biệt tinh tế về mạng lưới đường đô thị được thiết kế như một yếu tố tạo nên tính liên tục cũng như về sự hình thành cấu trúc dần dần của những vùng đệm giữa các khu phố mà tại đó các khu nhà chỉ có vai trò tạo ra những hình thái chuyển đổi có sự kiểm soát.

Cũng giống như trong quá khứ, nhưng ở một quy mô tăng gấp bội, các mạng lưới đường phức hợp và có quy định ngày nay vẫn có thể tạo sự cân bằng và điều tiết sự sinh sôi ồ ạt và vô dịnh hình của các khu vực đô thị hóa quá nhanh, tức là chỉ trong vong vài tháng. Vả lại, đây cũng là công việc mà một vài năm gần đây các cơ quan chuyên môn của thành phố đã làm rất tốt.

  • Ảnh bên: Khu nhà Giảng Võ những năm 1960 

Những kinh nghiệm trong lịch sử đúc kết từ một nền văn hóa bản địa đặc thù của đời sống đô thị, được hiện đại hóa, phát triển và áp dụng một cách phù hợp, có thể giúp cho việc hợp nhất và tạo nên một hình ảnh đặc biệt cho những khu phố mới.

Chúng ta có thể thấy một nét phác thảo một phần của bức chân dung này trong ví dụ đầu tiên ngay từ những năm 80 khi quy hoạch khu hồ Giảng Võ.

Những bộ mặt của bản sắc đô thị Hà Nội thật khó phủ nhận, nghiên cứu tỉ mỉ và tự tạo ra được, nhất là trong việc phát huy các mạng lưới sông hồ mang tính đại diện cao với nét đặc thù đô thị gồm những sông, hồ, kênh, mương, đê điều.

Đặc điểm đó cũng tương tự đối với hệ thống cây xanh có sự đan xen giữa những hàng cây chạy thẳng theo các con đường với những không gian xanh.

Những không gian này có thể chạy dài tới những khu phố mới dưới dạng hiện đại hơn tốn ít diện tích hơn theo kiểu ô cây xanh bố trí theo dải đất trải dài làm phong phú thêm nét trưng và mang tính sinh thái của một Hà Nội với 200.000 cây xanh.

Những tuyến đường rộng mở càng xuất hiện nhiều. Chẳng hạn, người ta có thể kể ra những công trình công chính lớn được bố trí giữa các con đường mới giống như ở thủ đô Phnom Penh hay sự vươn thẳng theo chiều cao của những tòa tháp như những biểu hiện của đô thị được dựng lên tại những vị trí có tính chiến lược. Đó là kết quả của một mong muốn xây dựng đô thị có cân nhắc chứ không chỉ dựa vào lợi thế về giá trị đất đai giống như những điều đã từng xảy ra ở khu vực trung tâm Hà Nội trong những năm 90.

Như vậy, bằng việc xác định  một cách chính xác các vấn đề nổi cộm, những thực trạng và những ví dụ mà các nhà hoạch định chính sách có thể khai thác, nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể giúp cho việc nhìn nhận chính xác vai trò của các cơ quan của nhà nước và thành phố để làm nòng cốt cho việc điều chỉnh các hoạt động tổ chức, khuyến khích, điều tiết và giám sát nhằm phân bố và phát huy cao nhất các khoản đầu tư cho phát triển đô thị.

Về vấn đề các kiểu dáng kiến trúc, những công việc nghiên cứu của chúng tôi giúp cho việc xây dựng một danh mục phong phú các yếu tố có thể chuyển vị được mà lợi thế chủ yếu của chúng ta là mang được những giá trị bối cảnh, lịch sử cũng như văn hóa và bản sắc.

Hơn nữa, danh mục này cũng có thể giúp ích cho việc sáng tạo và ứng dụng những kiểu dàng đương đại cần thiết cho tình hình hiện nay.

Trong lĩnh vực này, dĩ nhiên chúng tôi luôn nghĩ tới mô hình nhà ống vốn đã chứng minh được tính linh hoạt của nó, đặc biệt ở Hà Nội, cũng như khả năng tạo ra những ô phố và đảm bảo được tính liên tục về đô thị cùng khả năng đổi mới để thỏa mãn những nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam luôn mong muốn có một ngôi nhà tư và phải là nhà mặt đất.

Tuy nhiên, loại nhà này hiện đang bị phê phán bởi người ta kết tội cho nó đã tạo ra sự phát triển tràn lan của nhà tự xây trong khu ven trung tâm và tạo ra tình trạng lộn xộn, hổ lốn, đồng thời bao quanh thành phố bằng hàng loạt các kiểu nhà hỗn tạp và không kiểm soát nổi.Dù hoàn toàn không có ý định biện hộ cho sự hỗn tạp đô thị mà một số kiến trúc sư ở Tokyo đã từng đề cập đến, song dường như chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu sâu những hình thức biểu hiện đô thị này sẽ cho phép chúng ta rút ra được những cấu trúc đa dạng mặc dù tuân thủ theo một hệ thống những quy định phức tạp, đồng thời có thể được tạo cấu trúc và đưa vào một khuôn khổ.

Như vậy, việc phân tích tính chất lịch sử của những dạng đô thị của Hà Nội cho thấy rằng không hề có một mô hình khái quát về Nhà sát vách đang được  đề cập ở đây mà đúng hơn là sự thiếu vắng ở thời điểm hiện tại một khuôn khổ pháp quy.

Hơn nữa, việc nghiên cứu so sánh các quy định xưa của các thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á đã cho thấy thông qua một loạt các quy định hơi có tính cưỡng chế liên quan đến chiều cao của tầng trệt với những nhà quay ra mặt phố, người ta có thể kiểm soát được mặt tiền của các ngôi nhà sát vách, chẳng hạn với những tuyến phố chính. Chúng ta có thể thấy một ví dụ về sự áp dụng một quy định tương tự đã tạo ra một mặt đứng đều đặn của các ngôi nhà trên tuyến phố Tràng Tiền.

Ngoài ra, những công cụ này có thể bổ sung cho những quy định về mức độ lùi của mặt nhà để tạo ra những hành lang có mái che cũng như chiều cao có kiểm soát của những đường phân tường cho phép tạo ra những mặt tiền của các ô phố thống nhất mà vẫn đảm bảo tính tự do sáng tạo cá nhân hoàn toàn. Cũng chính tại đây sự phong phú về mặt lịch sử của Nhà sát vách có thể phục vụ cho việc làm phong phú thêm hàng loạt bài toán của các dự án và tiếp tục những biến thể mới, tạo ra những bố cục đô thị phong phú và hình thành những khu phố mang bản sắc riêng của mình.

Để nêu ví dụ về những kiểu dáng cơ bản mà sự sáng tạo uyên bác của chúng có thể được nuôi dưỡng với nhiều lợi thế, chúng ta có thể kể ra những ngôi Nhà sát vách – biệt thự được sáng tạo tại Hà Nội trong những năm 30 khi đi kèm với những ngôi vườn chạy dài, rồi sau đó là Biệt thự chia thành nhà sát vách vốn là kết quả của việc phân chia những ngôi nhà kiểu Pháp vào cuối những năm 50 hay tiếp theo là những khu tập thể có kiểu nhà sát vách xuất hiện trong những năm 80 của thế kỷ trước.

Với mục đích “lập lại trật tự” trong lĩnh vực sáng tạo hợp lý những kiểu nhà ở mới có khả năng phục vụ từ việc làm hình mẫu tới đáp ứng nhu cầu của người dân, chính quyền thành phố có thể sẽ tổ chức một cuộc thi thiết kế mẫu nhà có trọng tâm và theo chủ đề, có hình thức tương tự như những cuộc thi do tổ chức yêu nước tiến bộ đã từng làm trong những năm 30.

Thành phố từ những Khu phố và thành phố từ những Dự án

Hiện nay nếu người ta có thể tạo dựng được một sự nhất trí trong lĩnh vực nghiên cứu đô thị thì có thể đó là việc chấp nhận trên quy mô toàn cầu một thực tế là ngày nay không còn những hệ thống có tính chất lý giải thống nhất và có tính bao quát, nhưng sẽ sớm có sự chia sẻ những vấn đề chung giữa các thành phố và những nền văn hóa đặc thù.

Với sự đa dạng và tính phức tạp của những yếu tố này, thành phố Hà Nội luôn là một thách thức không dễ gì vượt qua nếu áp dụng những giải pháp đơn phương, kiểu lên kế hoạch hoàn toàn nặng về số lượng cũng như hình thức khoanh vùng chỉ mang tính duy ý chí mà quên đi những bài học của chủ nghĩa thực dụng có tính sáng tạo trong những giai đoạn khó khăn.

Việc bao quát thực trạng phức tạp này thể hiện qua sự phát triển những công cụ quản lý và quy hoạch mới mềm dẻo hơn, chính xác hơn, đồng thời cũng phù hợp, có hiệu năng và đáp ứng được thực tế.

Vì vậy, những hình thức triển khia mới mẻ đó có thể dựa trên nguồn tài nguyên tư duy đặc thù của Châu Á đã có từ ngàn đời nay bao gồm tư duy tổng hợp, lý tính tích phân và lũy tích, sự mềm dẻo, sự tìm kiếm tính ổn định, việc vận dụng phù hợp và sự kết hợp hài hòa, đồng thời kết hợp những nét đặc thù này với tư duy phân tích, có hệ thống và nâng lên thành khái niệm theo kiểu phương Tây.


Quảng trường tròn Puginier (quảng trường Ba Đình ngày nay)

Trong lĩnh vực triển khai thực địa, người ta có thể đề xuất rằng việc kết hợp hai phương thức có tính bổ trợ bắt nguồn từ nghiên cứu đô thị sẽ cho phép hoàn thiện hơn những kinh nghiệm chuyên môn vốn đã trở nên cần thiết trong giai đoạn chuyển đổi.

Đó là việc đối chiếu những bản phác họa và những phân tích về kiểu dáng và hình thái đã được thực hiện trong suốt thế kỷ XX nhằm tập hợp toàn bộ nguồn di sản phong phú và đa dạng này dưới dạng một tập Atlas các dạng đô thị của Hà Nội, nhất là nhằm thống kê các mô hình, các dạng biểu hiện, chuyển vị và vận dụng phù hợp theo nhiều kiểu khác nhau trong suốt quá trình lịch sử trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị.

Song song với phần việc này là việc tiến hành những nghiên cứu so sánh có trọng tâm theo đề tài và theo dự án. Điều đó sẽ cho phép sử dụng những kinh nghiệm đã thu được trong những chương trình nghiên cứu tương tự được tiến hành tại nước ngoài một cách sáng tạo (nhờ sự chuyển vị có tính sáng tạo) chứ không phải mang tính chất thụ động (không phải là sao chép) và có tính chất sưu tập theo kiểu tích lũy thành một ngân hàng dữ liệu đối chiếu của các dự án đô thị quốc tế.

Để thay cho lời kết tạm thời và đưa ra một cái nhìn có tính bao quát, chúng tôi xin nêu ra một trong những kết quả đạt được mới đây của việc tổng hợp dữ liệu mà chúng tôi nhận thấy ngày càng có hiệu quả rõ rệt đối với việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố về một phương thức đặc biệt được chia thành hai loại. Theo xu hướng này, một mặt sẽ có những thành – thị nơi thể hiện lợi ích trước mắt, sự cạnh tranh mở rộng và điều tiết bên ngoài. Những yếu tố này chủ yếu phát triển tại những nước đang phát triển.

Mặt khác, những thành phố - cư trú với bản sắc đủ mạnh và những nguồn lực quan trọng để tiếp tục vận dụng những chính sách đồng bộ và hướng tới tương lai thể hiện trên mọi phương diện về không gian, di sản, xã hội và văn hóa. Những yếu tố này thường có tại các nước phát triển.

Trước sự phân cực gay gắt như vậy, chính những thành quả có tính tượng trưng và mang đậm bản sắc chứ không chỉ đơn thuần là thành quả vật chất phải trở thành một thế mạnh quan trọng của quốc gia. Những thành phố lớn ở Châu Á luôn mang bản sắc riêng của mình.

Trong bối cảnh đó, di sản của Hà Nội không chỉ có lợi ích đơn thuần về mặt bảo tồn bảo tàng, khai thác du lịch và giải trí mà phải được tạo dựng và sử dụng theo toàn bộ những tầm vóc năng độngtích cực theo một phương thức biến di sản này thành một Nguồn vốn đô thị sống.

Đây sẽ là toàn bộ nhiệm vụ của một nền quy hoạch và quản lý đô thị cách tân và thích hợp với hoàn cảnh, tổng hợp và uyên bác mà nguồn vốn này cần bộc lộ, minh họa và phát triển.

Nguồn vốn đó sẽ mang một tầm vóc không chỉ có tính văn hóa và bản sắc mà cả tính kinh tế và chính trị, là nền tảng chiến lược của sự phát triển hợp lý của một thủ đô có giá trị to lớn về mặt lịch sử và năng động trong thời kỳ hiện nay./.

GS.KTS Christian Pesdelahore de Loddis - Viện nghiên cứu Kiến trúc, Đô thị và Xã hội Paris (IPRAUS) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo