Quy hoạch cải tạo chỉnh trang công trình công cộng trong các đô thị cũ

Thứ sáu, 18 Tháng 12 2009 18:21 Ashui.com
In

Thời gian qua cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Ngoài các đô thị cũ đã có hàng trăm khu đô thị mới được hình thành, nhiều đô thị cũ được cải tạo chỉnh trang đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt đô thị của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đó công tác quy hoạch, quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong đó, nổi bật lên là sự yếu kém trong quy hoạch, sử dụng các công trình công cộng trong đô thị, đặc biệt là các công trình công cộng trong các đô thị cũ, như hệ thống giao thông, cấp thoát nước, hệ thống trường học, bệnh viện, công trình thể thao, công viên vui chơi giải trí…

Với mong muốn đóng góp những giải pháp, kiến nghị để khắc phục các tồn tại trong lĩnh vực này, tôi muốn nêu ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc QUY HOẠCH CẢI TẠO CHỈNH TRANG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ CŨ.


Phố Tràng Tiền, Hà Nội (nguồn: hpgrumpe.de) 

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử con người tồn tại, phát triển đều gắn liền với các hoạt động mang tính cộng đồng điều đó cũng đòi hỏi khách quan cần phải có những công trình công cộng, theo từng thời kỳ lịch sử công trình công cộng ngày càng nhiều hơn và đa dạng hơn, phức tạp hơn. Từ những khoảng không gian hẹp cây đa giếng nước đầu làng, những đình chùa miếu mạo, đường làng ngõ xóm nay càng phát triển từ hệ thống giao thông công cộng, quảng trường, hệ thống phục vụ văn hóa, nghệ thuật, thể thao, công viên giải trí… phục vụ yêu cầu ngày càng cao của con người. Vì vậy, công tác quy hoạch, quản lý sử dụng công trình công cộng trong đô thị có ý nghĩa rất lớn - quyết định trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư.

Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến tình hình các công trình công cộng trong các đô thị cũ:

Tình trạng kẹt xe, nghiêm trọng đâu chỉ do số xe ô tô, xe máy tăng nhanh mà còn phải tính đến nguyên nhân quan trọng là việc cấp phép ồ ạt các khu văn phòng, khách sạn, nhà ở, siêu thị… vào trung tâm đô thị cũ vốn đã quá tải, do quy hoạch khu trung tâm không hạn chế số nhà cao tầng, do giải tỏa hàng loạt nhà máy, kho tàng nhẽ ra thành vườn hoa cây xanh nay lại cắm vào đó các siêu thị, trung tâm buôn bán, nhà văn phòng, khách sạn nhà ở, do một thời gian đầu không mở rộng đô thị để dãn dân.

Tình trạng úng ngập đâu phải chỉ do đường ống cũ, do mưa to, do triều cường ngày càng cao mà do chính các nhà quy hoạch, đã cấp phép hàng loại dự án cho lấp hoàng loạt ao hồ, ruộng, nước sông ngòi, xung quanh các đô thị lớn nhẽ ra phải tăng thêm dịch tích hồ tiêu thủy, rừng cây nhưng các  dự án lại cho tôn nền, lấp ao hồ, ruộng nước các khu đô thị mới làm cho khu đô thị cũ trũng hơn, ngập hơn; Việc quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng lấn chiếm ao, hồ, kênh rạch đã thế các công trình tiêu thuỷ lại luôn đi sau một bước...

Tình trạng các “phường làng” ngõ ngách phát triển không theo quy hoạch, hình thành các khu ổ chuột kiểu mới ở đây người dân không hề có được những công trình công cộng vui chơi giải trí (công viên, hồ nước, nơi dạo chơi của người già, nơi vui chơi của trẻ em…). Đã bao năm nay Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - hai đô thị đặc biệt đã quy hoạch cải tạo được bao nhiêu ngõ ngách? Thậm chí các ngõ ngách ngày càng hẹp thêm do lấn chiếm, xây dựng tự phát không phép. 

Có thể nói rằng quy hoạch, quản lý công trình công cộng khu đô thị cũ phục vụ cộng đồng - một tiêu chí quan trọng đánh giá mức sống của người dân - chưa được quan tâm đúng mức. Các nhà quản lý, quy hoạch còn bị động dẫn đến những quyết định mang tính đối phó nhất thời, thiếu những quy định toàn diện có tầm nhìn dài hạn. 

NGUYÊN NHÂN

1. Công tác quy hoạch cải tạo, chỉnh trang khu đô thị cũ chưa được quan tâm đúng mức. Việc tiến hành tổ chức các quy hoạch chi tiết từng phố, từng khu vực vừa thiếu vừa chậm.

2. Thiếu các quy định pháp luật về quy hoạch cải tạo chỉnh trang các khu đô thị cũ:

3. Thiếu các quy định pháp luật liên quan đến công tác chỉnh trang, cải tạo đô thị cũ:

4. Công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập ngoài nguyên nhân thiếu các quy hoạch chi tiết. Chúng ta phải thấy rằng do quản lý có một thời gian bị buông  lỏng nhất là giai đoạn sau khi có chủ trương bỏ bao cấp về nhà ở, chủ trương “xã hội hóa” về xây dựng nhà ở, tình trạng BÙNG PHÁT tự xây dựng không phép, không quy hoạch, lấn chiếm đất công diễn ra ồ ạt và cần nói thêm là hiện nay tình trạng này vẫn còn nhất là ở các làng nay thành phường, các làng quanh các đô thị sắp chuyển đổi thành phường.


Ý tưởng tái phát triển khu phố cổ HN của TS. Iwata Shizuo (nguồn: Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị - UAI)

 

GIẢI PHÁP 

1. Do trong Luật quy hoạch đô thị không có quy định một Chương riêng về quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu đô thị cũ, đề nghị trước mắt Bộ Xây dựng nên nghiên cứu trình Chính phủ một Nghị định về Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu đô thị cũ trong đó đặc biệt có các quy định nhằm:


Quảng trường Nhà thờ Đức Bà - TP.HCM 

2. Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị đặc biệt là:

3. Cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch các điểm dân cư nông thôn liền kề khu đô thị. Đặc biệt trong khi chưa có các quy hoạch chi tiết cần có các quy định mang tính bắt buộc nhằm chuẩn bị cho các công trình công cộng tương lai (Ví dụ: làm nhà cách ngõ ít nhất 3m, 5 m  tuỳ theo tuyến để sau này phục vụ cho mở đường, làm hệ thống cấp, thoát nước…)

4. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng nhất là trong các khu chung cư, khu ngõ ngách, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trên đây là một số ý kiến liên quan đến công tác quy hoạch, sử dụng các công trình công cộng trong các đô thị cũ. Mong được các cơ quan hữu quan nghiên cứu, quan tâm.

Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: