Hanoi Ad Hoc 1.0: Kiến trúc, Nhà Máy và Vẽ (lại) giấc mơ hiện đại của quá khứ tân thời

Thứ bảy, 06 Tháng 3 2021 07:30 Ashui.com
In

Năm 1890, Tony Garnier đã bắt đầu nghiên cứu về hình mẫu tiến hóa (cách mạng) trong thuật ngữ “thành phố công nghiệp” (cité industrielle). Theo đó , hình mẫu lý tưởng của một thành phố công nghiệp ban đầu được hình dung dựa trên 4 chương trình tách biệt: sản xuất (production), nhà ở (housing), sức khỏe (health), hạ tầng giải trí (leisure facilities), trong đó sản xuất (production) là hạt nhân của khái niệm thành phố hiện đại.

Cùng thời điểm đó, Hà Nội bước vào chu trình công nghiệp hóa đầu tiên và bắt đầu đô thị hóa, sử dụng sự xuất hiện của của thành phố hiện đại như một kết quả của “nhiệm vụ khai sáng” (mission civilisatrice). Tuy nhiên, Hà Nội thời điểm này đã không có được bất cứ sự ảnh hưởng nào từ các quy tắc nào của Garnier. Thay vì ứng dụng các quy tắc về zoning, thực tế chỉ có của sự ngăn cách giữa yếu tố ở (living) và sản phẩm (production). Các nhà máy đầu tiên được đặt ngay bên trong trung tâm thành phố Hà Nội cùng nhiều nhà máy khác sau này bao bọc bên ngoài thành phố như 1 cách cứu vãn muộn màng của Hébrard để giảm thiểu lượng ô nhiễm khí thải bên trong nội đô. Theo đó, hình thức này tiếp tục được bảo tồn đến ngày nay như một phần cấu trúc của đô thị Hà Nội. Cấu trúc đô thị người Hà Nội thể hiện rõ ràng sự thất vọng (không mong muốn) trong chính sách lâu dài của quá trình công nghiệp hóa ở Đông Dương của Jules Ferry.


Dòng thời gian lịch sử
(© Hanoi Ad Hoc)

Hà Nội Ad Hoc Workshop 1.0 sẽ đặt câu hỏi với những nhà máy công nghiệp bị lãng quên trong bối cảnh đô thị nhiệt đới hậu thuộc địa của Hà Nội, Việt Nam. Là một phần của lời kêu gọi xây dựng lại và hiện đại hóa đất nước của Hồ Chí Minh vào năm 1966, những nhà máy công nghiệp đóng vai trò trọng yếu trong việc hình thành văn hóa vật chất và sự đầy đủ trong đời sống của một người Việt Nam bình thường. Không chỉ là những cơ sở sản xuất, những nhà máy với kiến trúc riêng và độc đáo nói trên đã khắc sâu vào tâm trí, hình thành tiềm thức và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của những người sử dụng chúng.

Sau chiến tranh, với việc đất nước mở cửa cho kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa, những tạo tác đô thị nói trên dần dần mất đi mục đích và dự kiến sẽ được thay thế bởi những dự án tư bản chung chung và trống rỗng. Bằng việc nghiên cứu hiện trạng đương thời qua việc sử dụng những kỹ năng nhân chủng học, vẽ lại kiến trúc của chúng bằng các kỹ thuật vẽ kiến trúc và đặt những kiến thức này trong một bối cảnh xã hội lịch sử lớn hơn, workshop hướng đến việc khai quật bản thể của những nhà máy nói trên và từ đó tưởng tượng đến một tương lai khác cho chúng.


Bản đồ nhà máy
(© Hanoi Ad Hoc)


Collage nhà máy (© Hanoi Ad Hoc)

Lịch trình và kết quả

Hoạt động nghiên cứu kết hợp đa lĩnh vực (12/2020 - 12/2021)

Với việc nhắm đến đối tượng rộng rãi, kết quả cuối cùng nhằm tiếp cận các nhà trí thức, các nhà thực hành, các bên liên quan, những nhà cầm quyền để thuyết phục mọi người nhìn nhận các di sản công nghiệp và việc bảo tồn ở nhiều góc độ. Để thực hiện đúng đắn, cần phải hiểu về vấn đề này từ trước. Kết quả sẽ là một bộ sưu tập các bài viết quan trọng, cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, các bản vẽ kiến trúc đẹp nhất và đây sẽ là nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu và phát triển tiếp theo.

Khảo sát đô thị, ghi chép và nhận định Nghiên cứu hiện trạng các nhà máy được quan tâm dưới góc nhìn nhân chủng học. Diễn giải và thuật lại hiện trạng của các nhà máy và khu vực xung quanh sử dụng bản vẽ kiến trúc, biểu đồ, montage, collage. Phát triển lập trường cá nhân đối với những nhà máy được quan tâm trong giai đoạn hậu cư trú, nắm bắt bối cảnh của những công trình qua phân tích mối quan hệ biện chứng và hiện diện vật chất đối với những cá thể láng giềng và vạch ra giải pháp tiềm năng và giả định cho những địa điểm này.

Bản vẽ quy chiếu song song

Nhóm bản vẽ hệ quy chiếu song song khổ lớn (A1. Tham khảo các bản vẽ kiến trúc nhà ở của Peter Eisenman, các bản vẽ kiến trúc nhà thử nghiệm của Sherwood và bản vẽ công trình 168 Khuất Duy Tiến, Hà Nội) để minh họa các công trình được quan tâm một cách chính xác nhất có thể. Nhóm bản vẽ sẽ được phụ trợ bởi tư liệu nhiếp ảnh, đóng vai trò cho lưu trữ cho quá trình nghiên cứu lâu năm. Mỗi công trình đang nghiên cứu sẽ được đại diện bởi một bản vẽ thể loại này, vẽ tại góc nhìn phơi bày điểm đặc trưng nhất của công trình ( Dự tính với 15 nhà máy được nghiên cứu tập trung, 15 bản vẽ A1 sẽ được triển khai phục vụ cho triển lãm cuối workshop). Các bản vẽ kiến trúc này sẽ được vẽ dưới dạng thức quy chiếu song song, cung cấp sự khách quan và lý tính thường thấy ở thời kỳ đầu của kiến trúc hiện đại. Bản vẽ cũng được thể hiện bởi với các đường nét có 1 độ dày nhất định, san phẳng nhận thức chủ quan, đóng băng công trình trong khoảnh khắc ghi chú và càng nhấn mạnh tính ‘khách quan’ của quá trình ghi chú này. Mỗi công trình của nhóm bản vẽ quy chiếu song song sẽ được trưng bày với bản thể kiến trúc là chủ đề chính, tập trung chủ yếu vào các thành phần kiến trúc của nó.


Bản vẽ quy chiếu song song
(© Hanoi Ad Hoc)

Bản vẽ nhân chủng học đô thị

Với mỗi công trình được quan tâm, bản vẽ hệ quy chiếu song song sẽ được đi kèm bởi hai hoặc ba bản vẽ nhân chủng học (Tham khảo dự án Made in Tokyo của BowWow Atelier hoặc Modernology của Wajiro Kon). Những bản vẽ này định vị công trình trong bối cảnh đô thị của nó, đời sống hằng ngày và câu chuyện cuộc sống của con người Việt Nam. Mỗi bản vẽ tái định vị từ góc nhìn khách quan sang chủ quan, dần dần cho phép người xem thấu cảm và hòa mình vào sự tồn tại của những ‘cái gọi là’ phế tích ở Việt Nam

Diagrams / Collage / Montage

Các bản vẽ sẽ được củng cố bởi một nhóm các diagram bổ trợ giúp minh họa nhiều khía cạnh của công trình được nghiên cứu. Để có thể đạt được những diagram này, sau khi các ứng viên đã thực hiện khảo sát, lưu giữ và ghi chú các công trình, họ sẽ thực hiện quá trình bóc tách những dữ liệu nói trên và trích xuất những thông tin cụ thể. Mục tiêu của quá trình này, khác với những bản vẽ kiến trúc “chậm” ở các phần trước, là sản xuất nhanh chóng và hiệu quả một tổ hợp dữ liệu mới giúp quá trình lý luận và minh họa các luận điểm của workshop. Về khía cạnh nghiên cứu đô thị, các diagram nói trên giúp chúng ta khám phá địa điểm của các nhà máy trên khía cạnh lịch sử và tiềm năng. Về khía cạnh kiến trúc, chúng mang lại cho nhóm nghiên cứu cơ hội để quan sát công trình ở mức độ chi tiết và cấu thành, từ đó giúp phản hồi về độ chính xác của những bản vẽ kiến trúc.

Bài luận

Thiết kế Provocation

Về phần cuối của workshop, ứng viên được khuyến khích sử dụng những thông tin và dữ liệu họ thu thập, thảo luận góc nhìn của họ về các hiện trạng đô thị và định hình lập trường về sự tồn tại của những nhà máy và địa điểm đã nghiên cứu. Mỗi nhóm ứng viên sẽ đề xuất một thiết kế nhỏ để thể hiện tầm nhìn của họ đối với những nhà máy nói trên. Những thiết kế này sẽ đóng vai trò là nền tảng khái niệm / thực dụng / phê phán cho các cơ hội ở tương lai và mở đối thoại, trực tiếp đóng góp cho quá trình sản xuất kiến thức kiến trúc ở Việt Nam.


Mô hình Point clouds nhà máy Rạng Đông
(© Hanoi Ad Hoc)

Thu thập thông tin tại địa điểm nghiên cứu (8/2021 - 9/2021)

Thực địa - Hiện trạng - Khảo sát

Trong 2 tuần, ba nhóm nghiên cứu sẽ tập trung tại Hà Nội để làm thực địa tập thể. Điều này tạo cơ hội cho các nhóm đánh giá cuộc điều tra bên ngoài hiện trường, phản ánh tiến trình của họ và hình thành thông tin chi tiết về nghiên cứu.

Hệ thống bài giảng, hướng dẫn và các buổi chia sẻ

Giảng viên của workshop sẽ cung cấp các bài giảng liên quan, giúp học viên nắm được một số học thuyết về bối cảnh và hiện trạng đô thị của workshop. Các tài liệu đọc sẽ được cung cấp để giúp ứng viên chuẩn bị cho mỗi bài giảng. Dựa trên những phần nghiên cứu và thông tin ở trên hiện trạng, sinh viên sẽ thuyết trình những dữ liệu họ tìm được, phát triển một số suy luận của họ qua các trung gian (bản vẽ kiến trúc, nhiếp ảnh, diagram v.v..) dưới sự hướng dẫn của các trợ giảng và giảng viên xuyên suốt workshop. Thêm vào đó, các buổi nói chuyện của các chuyên gia cũng sẽ được tổ chức song song để giúp sinh viên có cái nhìn cận cảnh về các dự án thực tiễn, qua đó phát triển lập trường của họ đối với nghiên cứu của workshop.

Tham quan kiến trúc

Song song với các hoạt động điều tra về các nhà máy hậu công nghiệp ở Hà Nội, các ứng viên sẽ thăm các công trình kiến trúc đương đại có liên quan để có cái nhìn toàn cảnh về Kiến trúc Việt Nam nói riêng và thực hành kiến trúc ở Việt Nam nói chung. Các buổi chia sẻ của các chuyên gia có thể được tổ chức song song với các hoạt động trong quá trình thăm quan.

Triển lãm (11/2021 - 12/2021)

Hội thảo và triển lãm

Là một phần của chương trình nghiên cứu lớn, workshop mong muốn tập hợp lại một số chuyên gia trong ngành kiến trúc cho một cuộc tham luận chuyên sâu. Các ứng viên của workshop được khuyến khích tham dự và đóng góp cho buổi tranh luận tại hội thảo. Buổi hội thảo hướng tới việc cung cấp một diễn đàn cho một cuộc tranh luận trao đổi văn hóa và kiến trúc. Kết thúc workshop, kết quả được kỳ vọng là tổ chức một tham luận giữa góc nhìn đối nghịch và, qua đối thoại, thiết lập một mặt bằng chung tạo điều kiện cho những đàm luận chuyên sâu và giải pháp sáng tạo cho những nhà máy này. Hội thảo hy vọng sẽ góp phần đưa một số vấn đề của những nhà máy quan trọng đến với công chúng và đóng vai trò xúc tác cho những thay đổi trong tương lai.

Xuất bản (12/2021 - 3/2022)

Địa điểm

Hanoi Ad Hoc là một nhóm các thành viên hợp tác với nhau đến từ các nước Pháp, Anh, Mỹ, Canada và Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu lý thuyết sẽ diễn ra song song tại Paris, London, Berlin, Montreal, Hà Nội, và công đoạn khảo sát hiện trạng và các hội thảo sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Thời gian

Từ tháng 12 năm 2020 - tháng 12 năm 2021

 

Thông tin liên hệ:

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Tel: (+33) 06 33 09 47 50

Mạng xã hội:

https://www.hanoiadhoc.com
https://www.facebook.com/hanoiadhoc
https://www.instagram.com/hanoiadhoc
https://www.vimeo.com/user134030411


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: