Ashui.com

Saturday
Sep 14th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Quy hoạch chiến lược hợp nhất phát triển Vùng TP.HCM

Quy hoạch chiến lược hợp nhất phát triển Vùng TP.HCM

Viết email In

Các đơn vị kinh tế vùng sẽ cạnh tranh hợp tác với nhau vượt ra ngoài phạm vi ranh giới quốc gia, để giành quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ cho thị trường thế giới và sẽ trở thành một điểm nút trong mạng lưới kinh tế toàn cầu. 

Đây có thể là một mô hình kinh tế trong tương lai. TP.HCM cũng có thể liên kết với vùng đô thị cực lớn xung quanh với bán kính 150km bao gồm cả Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long để cả vùng thịnh vượng hơn.  


Cao tốc Long Thành - Dầu Giây góp phần thúc đẩy kinh tế TP.HCM với các tỉnh lân cận
(Ảnh: Thuận Thắng) 

Chiến lược thay vì toàn diện 

Để đáp ứng được yêu cầu liên kết vùng và trở thành điểm nút của mạng lưới kinh tế toàn cầu, điều then chốt là phải thực hiện phương pháp quy hoạch chiến lược hợp nhất/quy hoạch tích hợp đã được đưa vào Luật quy hoạch để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Quy hoạch chiến lược hợp nhất là sự hợp nhất giữa các quy hoạch kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và quy hoạch xây dựng... để tìm ra mục tiêu quy hoạch chung, trên cơ sở đó tìm ra các chiến lược phát triển để phân bố dân cư hợp lý, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường...

Cách làm quy hoạch này mang tính chiến lược thay vì toàn diện, linh hoạt thay vì cứng nhắc, tập trung vào quy trình thay vì sản phẩm, có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan thay vì là sự duy ý chí chính trị và quan điểm chuyên gia đơn thuần, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn thay vì tính nhiệm kỳ, có tính đến toàn cầu thay vì chỉ địa phương.

* Về kinh tế: Vùng TP.HCM sẽ là một thành phố mở rộng, hệ thống thành phố đa chức năng. Chức năng và hình thức vùng phức hợp nêu trên được phát triển trên cơ sở cạnh tranh của hệ thống kinh tế thế giới mới và môi trường sống của con người trong vùng.

* Về hạ tầng: Cần phát triển giao thông liên vùng, kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng. Nên đầu tư ngay cầu nối TP.HCM với đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai), xây dựng các tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đi các vùng khác như tuyến đường TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Bến Lức...

* Đường sông biển: Cảng biển Thị Vải - Cái Mép, cảng Vũng Tàu, chuyển đổi công năng cảng biển hiện hữu của TP.HCM, đồng thời mở rộng cảng Cát Lái, Hiệp Phước... Khai thông luồng Soài Rạp (TP.HCM) để tàu lớn có thể lưu thông. Xây dựng chính quyền cảng của vùng TP.HCM, triển khai tuyến vận tải thủy TP.HCM - Vũng Tàu.

* Giao thông hàng không: Sân bay quốc tế sẽ là sân bay Long Thành (Đồng Nai). Công suất 60 triệu hành khách/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sẽ là sân bay quốc nội. Xây dựng các sân bay trực thăng trong đô thị, đặc biệt cạnh các bệnh viện...

Sự kết nối giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất, giữa cảng Thị Vải - Cái Mép với các cảng Cát Lái, Hiệp Phước và các đường bộ và đường sắt xuyên Á để vùng TP.HCM trở thành một đầu mối (HUB), phân phối người và hàng hóa của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, hướng đến trung tâm giao thông quốc tế.

* Về bảo vệ môi trường: Trước hết phải bảo vệ rừng quốc gia và rừng cấm, rừng ngập mặn ven biển (Cần Giờ, Nhơn Trạch, Long Thành), vườn quốc gia Cát Tiên là bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, đồng thời là bảo vệ lá phổi cho vùng đất đai đô thị. 

Kết mạng cảnh quan chuyên biệt

Vùng TP.HCM có nhiều cảnh quan đô thị chuyên biệt. Hướng đến đô thị giàu bản sắc: có các cụm cảnh quan về bản sắc như các di sản kiến trúc của Pháp, người Hoa, người Việt.

* Cảnh quan ý thức hệ: Bảo tồn những liên tục về mặt lịch sử và ý thức hệ cách mạng trong vùng TP.HCM trước xu hướng toàn cầu hóa.

* Các vùng cảnh sắc thiên nhiên: Rừng ngập mặn Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển thế giới), Nhơn Trạch, Long Thành, vùng đồi Củ Chi, vùng chua phèn Bình Chánh, Vườn quốc gia Cát Tiên, các hồ Dầu Tiếng và Trị An, biển Vũng Tàu và Cần Giờ...

Hướng đến vùng đô thị hiện đại. Cảnh quan tài chính: vùng trung tâm tài chính ngân hàng quận 1, Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng...

Cảnh quan truyền thông như trung tâm hội chợ Expo, khu thể thao Olympic, khu vui chơi giải trí.

Cảnh quan công nghệ với sự kết nối các đại học như các khu công nghiệp công nghệ cao Q.9 (TP.HCM), Long Thành, Nhơn Trạch...

Kết mạng cảnh quan chuyên biệt đã tạo ra cơ sở để vùng TP.HCM trở thành một vùng xanh, sạch về môi trường, có bản sắc và hiện đại, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư và trở thành vùng đất được ưa thích cho các chuyên gia trong, ngoài nước sinh sống, làm việc và du khách.

Kết nối không gian đô thị

Phát triển không gian toàn vùng thành cửa ngõ giao thương quốc tế và là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và quốc tế.

TP.HCM là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và khoa học - công nghệ, một thành phố văn minh - hiện đại của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Đồng Nai là trung tâm công nghiệp, Biên Hòa là thành phố công nghiệp có sân bay quốc tế Long Thành. Vũng Tàu là thành phố du lịch biển và là trung tâm khai thác dầu khí cấp quốc gia và quốc tế, có cảng quốc tế Thị Vải - Cái Mép. Bình Dương là trung tâm công nghiệp... 

Nguyễn Đăng Sơn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & phát triển hạ tầng 
(Tuổi Trẻ)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo