Living Grid Park - Công viên nông nghiệp trong trung tâm thành phố mới

Thứ sáu, 28 Tháng 10 2016 09:20 dothivietnam.org
In

Tuyên ngôn: Đồ án Living Grid Park đã suy xét cẩn trọng ý nghĩa của một công viên quy mô lớn và chức năng của nó tại khu vực trung tâm thành phố. Làm thế nào để một bình địa sản xuất nông nghiệp (agriculturally productive plain) có thể chuyển đổi thành một không gian mở cho các hoạt động của con người (socially productive open space) trong đô thị? Những cánh đồng lúa biến đổi thành khu vực gồm năm cảnh quan: Urban Waterfront (không gian đô thị tiếp giáp mặt nước), Rice Paddy Demonstration Field (cánh đồng thực nghiệm), International Display Gardens (các khu vườn trưng bày quốc tế), Wetland (vùng đất ngập nước) và Forest (rừng). Khi mạng (cảnh quan) được chuyển hóa cho phù hợp với tỉ lệ với con người, những cảnh quan mới hình thành và được trải nghiệm trong không gian đô thị mới.  


Living Grid (mạng sinh thái): dải (bands), thềm cao (terraces), đảo (islands) 

Đồ án Living Grid Park – MAC[i] Central Open Space
Sinh viên: Shannon V. Scovell, Trường Thiết kế, Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ)
Giáo sư hướng dẫn: James Corner, ASLA; Richard Kennedy 
(Giải thưởng Danh dự về Thiết kế của Hội Kiến trúc Cảnh quan Hoa Kỳ năm 2008)  

“Đồ họa đầy sức mạnh. Đây là một dự án tuyệt vời, sử dụng nông nghiệp làm khung cho phát triển. Những sơ đồ phân tích đủ mạnh để dựng nên bối cảnh các cánh đồng.”

Nhận xét của Ban Giám Khảo

Câu chuyện:

Living Grid Park – Không gian mở trung tâm cho Thành phố Hành chính Đa chức năng, Hàn Quốc. 

Studio này tập trung vào ý tưởng một “mặt phẳng hình họa” (tạm dịch khái niệm flatbed picture plane)[ii] mà Robert Rauschenberg đề ra trong những thể nghiệm nghệ thuật. Sư tích lũy, sắp xếp, tỉ lệ, và mật độ nhanh chóng được đề cập khi xem xét các cấu trúc trong thiên nhiên, bằng cách nào Rauschenberg đã tạo ra từng “mảnh ghép nhỏ”, và làm sao để các họa sĩ hiện đại có thể khơi gợi nên cảm xúc, thời gian, không gian bên trong cảnh quan và những bức tranh đầy sức sống. Những ý tưởng này được ứng dụng vào cách tổ chức, bố trí trong ý tưởng thiết kế một công viên lớn mới tại trung tâm một thành phố mới. 


Các lớp của bản thiết kế 

Không gian mở trung tâm của MAC

Thành phố Hành chính Đa chức năng[iii] (MAC) sẽ trở thành một đô thị mới nhằm thực hiện mục tiêu phi tập trung hóa các chức năng hành chính khỏi thủ đô Seoul ở Hàn Quốc. Sự phân bố mang tính chiến lược về hành chính, khu đô thị, văn hóa, y tế và công nghệ suốt vành đai thành phố nhằm tạo nền tảng phát triển cơ bản cho thành phố. Không gian mở trung tâm đóng vai trò là cảnh quan (đô thị) chính, triển khai ý tưởng về sự phi tầng bậc và phi tập trung.

Hiện nay, không gian mở này là cánh đồng lúa năng suất cao, bao bọc xung quanh bởi dòng sông Geum về phía Nam, một ngôi làng nhỏ về phía Tây và Đông Bắc và một cánh rừng rộng ở xa hơn. Một vùng đất bằng phẳng rộng gần 7 cây số vuông, cánh đồng này nằm song hành với núi Jeonweol-san và núi Wonsu-bong. Ở Hàn Quốc, không gian mở có thế đất hướng ra mặt nước và lưng tựa núi thường được đánh giá cao về mặt ý nghĩa văn hóa.

Living Grid (tạm dịch: mạng sinh thái) được hình thành khi những cánh đồng lúa và hệ thống mương thoát nước được chuyển đổi thành nhiều cảnh quan khác nhau. Như hiện trạng thực tế, những cánh đồng lúa là một cảnh quan độc canh; một không giản rộng mở vô cùng tới mức không còn “tỉ lệ con người” (human scale). Ý tưởng về công viên Living Grid Park nhằm tạo ra nhiều cảnh quan đa dạng – Urban Waterfront (không gian đô thị tiếp giáp mặt nước), Rice Paddy Demonstration Field (cánh đồng thực nghiệm), International Display Gardens (các khu vườn trưng bày quốc tế), Wetland (vùng đất ngập nước) và Forest (rừng) – để phá bỏ cảm giác bao la vô chừng của không gian mở, tạo ra vô số những trải nghiệm và nơi chốn thú vị trong cảnh quan. 

Năm loại cảnh quan:

Mỗi loại cảnh quan đảm nhận một vai trò khác nhau cho các tiện ích cộng đồng trong khi tạo ra một chuỗi trải nghiệm độc đáo thay đổi khi du khách tản bộ qua công viên. 

Khi một người đi từ Tây sang Đông băng qua khu vực này, các không gian dần chuyển từ những “không gian đóng” và tỉ lệ với con người sang “không gian mở” gợi lại hình ảnh những cánh đồng lúa. Khu Urban Waterfront bao gồm các quảng trường, khu vui chơi và các công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát opera cũng như các tụ điểm âm nhạc. Khu Rice Paddy Demonstration Field bảo tồn hoạt động sản xuất lúa gạo truyền thống trong khu vực, đồng thời đảm nhận thêm chức năng giáo dục và trở thành một điểm tham quan cho du khách. International Display Gardens tụ hợp các loài cây cỏ địa phương, các loại nhà kính và bảo tàng dành có các loại thực vật trên thế giới. Khu Wetland sử dụng hệ thống mương thoát nước hiện hữu trên các cánh đồng lúa để tạo ra một hồ nước ổn định, nơi này trở thành khu vực bảo tồn tự nhiên cho các loài chim di trú. Khu Forest là một chuỗi các thảm cây trồng và vườn cây ăn trái, cung cấp cho các công viên mới và việc mở trộng trong tương lai của thành phố, đồng thời vẫn đang chuyển đổi thành rừng hoang dã với những con đường mòn và hệ thống đường xe lửa để kết nối khu vực rừng tự nhiên trên núi với khu vực Đông Bắc công viên. 


Mặt bằng hệ thống đô thị trên nền hiện trạng tự nhiên


Chương trình (sử dụng đất) tích hợp trong không gian xanh


Công viên trung tâm như là điểm hội tụ của các hệ thống không gian xanh trong thành phố.


Tâm và trục xương sống của thành phố


Hướng nhìn ra sông Geum


International Display Garden


Khu vực rừng (Forest)


Khu Wetland (ngập nước) và bảo tồn thiên nhiên


Một đêm ở bến tàu 

Phan Kiều Trang (dothivietnam.org) 

[i] MAC = Multi-functional Administrative City hay Đô thị Hành chính Đa chức năng; 
[ii] Mặt phẳng hình họa hay Flatbed picture plane của Rauschenberg là những hình ảnh văn hóa và vật tạo chế (artifacts) thể hiện trong những bối cảnh riêng nhưng cùng được trình bày trên một tấm phản lớn. 
[iii] MAC, hiện có tên là Sejong, nằm gần trung tâm Hàn Quốc. Ngoài việc là nơi đặt trụ sở các cơ quan quốc gia, MAC còn là một trung tâm nghiên cứu, giáo dục và công nghệ cao.  

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: