Ashui.com

Saturday
Dec 14th
Home Chuyên mục Nội - ngoại thất Cách thiết kế nội thất kính cho không gian hẹp

Cách thiết kế nội thất kính cho không gian hẹp

Viết email In

Trong thiết kế kiến trúc nhà ở hiện đại, kính đang là vật liệu được nhiều gia đình sử dụng. Đặc biệt đối với những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp thì kính sẽ giúp cho không gian như rộng hơn và thẩm mỹ hơn. 

Xu hướng thiết kế nhà ở đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua và kính đang là vật liệu được nhiều gia đình sử dụng. Đối với những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp thì kính lại mang lại nhiều lợi ích hơn.  

Với những ngôi nhà bị hạn chế về mặt thoáng hoặc bị u tối, thiếu ánh sáng tự nhiên, trần kính sẽ là giải pháp khá hữu hiệu, làm bừng sáng lên cho căn phòng của bạn. Cửa sổ cũng là một “nguồn lấy sáng” rất hữu dụng. 

Với những ngôi nhà có tầm nhìn đẹp, bạn nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà và tạo góc nhìn đẹp từ trong cho căn nhà. Khi đó, những chiếc cửa sổ sử dụng kính nghệ thuật sẽ đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động.

Đối với chất liệu kính, nó phù hợp với tất cả mọi không gian phòng ốc trong ngôi nhà bạn, từ phòng khách, đến phòng tắm. Nếu biết cách thiết kế nội thất, kính sẽ đem lại giá trị thẩm mỹ rất cao. 

Vách kính không chỉ tạo nên sự liền mạch giữa các không gian trong nhà mà còn tạo được sự ngăn cách giữa khu vực tắm với phần bên ngoài, đảm bảo sự sạch sẽ và khô ráo vì sẽ ngăn được nước bắn ra ngoài. Hơn thế, vào mùa đông, vách kính còn có tác dụng giữ được nhiệt, ngăn gió nhưng vẫn đảm bảo được sự thông thoáng cho phòng tắm.

Trên thị trường hiện bày bán khá nhiều loại vách kính, nhưng kính cường lực, một loại kính được tôi ở nhiệt độ cao và làm nguội đột ngột nên rất cứng, khả năng bị vỡ rất ít đang là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Nếu bị một lực tác động nào đó tác động quá lớn dẫn đến việc kính bị vỡ, thì những mảnh vỡ đó sẽ ở dạng các hạt trơn, chứ không sắc nhọn và không gây thương tích như các loại kính thông thường. 

Lưu ý khi sử dụng vách kính cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng chất lượng của các phần phụ kiện đi kèm như phần tay nắm, kẹp kính, các khớp nối và giá đỡ...

Bạn cần chọn được những phụ kiện đi kèm đạt tiêu chuẩn giúp vách kính được lắp đặt chắc chắn, tạo được sự ổn định và không gây nên tiếng động khi mở cũng như không bị han gỉ.

Bạn cũng nên sử dụng các hoá chất làm sạch chuyên dụng để lau chùi vách kính một cách thường xuyên. Không nên để những hóa chất đó bám vào các phụ kiện kim loại vì nó sẽ khiến các phụ kiện này dễ bị gỉ.

Đoan Trang 

(Báo Xây dựng) 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo