Ashui.com

Tuesday
Apr 23rd
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Điện gió Việt Nam bắt đầu thu hút nhà đầu tư

Điện gió Việt Nam bắt đầu thu hút nhà đầu tư

Viết email In
Được đánh giá là nguồn năng lượng có tiềm năng, có thể khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia, nhưng năng lượng gió ở nước ta hiện vẫn chưa phát triển thực sự mà mới đang ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng. Trước sự cạn kiệt của những nguồn năng lượng truyền thống, việc chú trọng khai thác năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng đang là ngành công nghiệp mũi nhọn được Nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm.

Mới và đầy sức sống 

Trên thế giới, năng lượng gió bắt đầu được chú ‎ ý từ khoảng những năm 80 của thế kỷ trước song phải đến khi sự thiếu hụt năng lượng thực sự trở lên cấp bách ngành công nghiệp điện gió mới được chú trọng khai thác. Trong 10 năm trở lại đây điện gió đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường năng lượng thế giới với sản lượng khai thác 28 %/năm, cao nhất trong tất cả các nguồn năng lượng hiện có.
  • Ảnh bên : Cụm tua-bin và cánh quạt nặng 85 tấn tại nhà máy phong điện Tuy Phong – Bình Thuận
Tốc độ tăng trưởng của điện gió được cải thiện đáng kể qua từng năm. Nếu năm 1990, công suất trung bình của một trạm điện gió ở Đan Mạch và Đức chỉ vào khoảng 200 KW thì đến năm 2002 đã là 1,5 MW. Hiện nay các nước này đang phát triển các tuốc bin lớn cỡ 5-10 MW nhằm phát triển các trạm điện gió trên thềm lục địa. Kết quả tổng kết cho thấy, hiệu quả khai thác điện gió tăng trưởng 2- 3% mỗi năm, góp phần vào việc giảm 30% giá thành điện gió trong vòng 12 năm.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng gió (Cao nhơn nhiều so với các trong khu vực). Theo đó, tiềm năng gió tính cả phần đất liền, ven biển và đảo là khoảng 713 000MW lớn hơn 250 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và gấp 13 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.

GS.TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng mới, Trường ĐHBK Hà Nội cho biết: “Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam với tốc độ gió trung bình ở vùng ven biển từ 4,5 đến 6 m/s. Tại các đảo xa tốc độ gió tới 6 đến 8m/s. Như vậy tuy không cao bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở vĩ độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động cơ gió có hiệu quả.

Tương lai phát triển

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi khác, đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW.
  • Ảnh bên : Cụm 5 tua-bin phong điện tại Tuy Phong – Bình Thuận
Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa... là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo.

Tính từ năm 2000 đến nay trên cả nước đã có nhiều dự án khai thác điện gió được triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi như dự án điện gió 30 KW +10KW diezel tại Hải Hậu- Nam Định, dự án tại Kontum, tại Bạch Long Vĩ với công suất từ 50 đến 400 KW, dự án điện gió Tuy Phong – Bình Thuận, dự án điện gió và diezel của đảo L‎‎ý Sơn- Quảng Ngãi …

Ông Nguyễn Văn Bản – chuyên viên cao cấp về lĩnh vực năng lượng sạch (Phát biểu tại hội nghị ENEREXPO Việt Nam 2010):

“Việt Nam cần tận dụng triệt để các cơ hội để  phát triển điện gió. Trước mắt, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần sớm  duyệt khung pháp l‎ý, khung giá điện và cấp kinh phí để khôi phục, xây mới những nhà máy điện gió được đánh giá khả quan nếu tiến hành khai thác." 
Những dự án lớn thu hút đầu tư mạnh như dự án điện gió Quy Nhơn với tổng công suất dự kiến 500 MW do Công ty Đầu tư và phát triển Phong điện Miền Trung thực hiện. Dự án điện gió tại Huyện Ninh Phước (Ninh Thuận)  với công suất 625kW. Đây là dự án thử nghiệm, trên cơ sở hợp tác với Chính phủ ấn Độ trong đó Ấn Độ tài trợ 55%, phía Việt Nam- ENV đóng đầu tư 45% còn lại. Hiện tại, dự án đã hoàn thành ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi.

Năm 2002, dự án nhà máy phong điện Phương Mai ra đời tại Phù Cát – Ninh Thuận với công suất ban đầu15.000 kW  dự kiến sử dụng 20 tổ máy Jacobs 48/750 kW do Đức sản xuất để làm ra 49 triệu kWh/năm. Theo khảo sát của Công ty CP năng lượng sạch ( CEJSC), nhà máy cần vốn đầu tư khoảng 14 triệu USD, có tuổi thọ 20 năm, sẽ cho thu lãi ròng xấp xỉ 19 triệu USD. Đây là dự án được đánh giá khả thi về tất cả các mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường, cảnh quan du lịch và tương lai có thể phát triển nhà máy với công suất cao hơn.

Cũng tại khu vực bán đảo Phương Mai, mới đây đã có thêm 3 doanh nghiệp là Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Phong điện miền Trung và Công ty đầu tư hạ tầng kinh doanh đô thị (Cienco 8) đăng ký đầu tư xây dựng thêm 3 nhà máy phong điện, mỗi dự án cần diện tích từ 100-200 ha, công suất khoảng 50MW, vốn đầu tư 700-800 tỷ đồng. Đây là tín hiệu vui cho ngành công nghiệp điện gió nước ta, đồng thời mở ra hướng đầu tư mới cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đặc biệt, một tin vui mới đến đó là  5 tổ máy của nhà máy phong điện Tuy Phong đã hòa lưới điện quốc gia và vận hành tốt, 15 tổ máy khác đang được tiếp tục xây lắp. Sự thành công của nhà máy này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khai thác tích cực triển khai các dự án điện gió.

Trần Liễu
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo