Ashui.com

Saturday
Sep 14th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Khuyến khích tư nhân phát triển nguồn năng lượng mới

Khuyến khích tư nhân phát triển nguồn năng lượng mới

Viết email In

Tư duy mới của Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (BCT) về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được ban hành vào ngày 11/2, thể hiện qua việc khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khối tư nhân tham gia phát triển năng lượng và loại bỏ độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng trong ngành năng lượng.

Nghị quyết mới được ban hành trong bối cảnh phát triển năng lượng của Việt Nam trong những năm tới dựa trên các tư duy mới về phát triển năng lượng, trong đó có việc Việt Nam phải nhập khẩu tịnh về năng lượng từ năm 2015, và xu hướng thiếu điện được dự đoán sẽ xảy ra trong thời gian tới. Việc hoạch định chính sách và chiến lược mới là cần thiết để giúp Việt Nam phát triển năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng trong thời gian tới.


Việt Nam khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khối tư nhân tham gia phát triển năng lượng. (Ảnh: baodauthau)

Thêm vào đó, Việt Nam đã nhận ra tầm quan trong và đặt trọng tâm vào phát triển năng lượng tái tạo và phát triển các nguồn năng lượng mới. Như vậy, Việt Nam sẽ phải có những thay đổi căn bản liên quan đến cơ cấu nguồn năng lượng một cách đồng bộ và hiệu quả nhất.

Tới năm 2030, Việt Nam chưa đặt ra câu chuyện phát triển điện hạt nhân, dù vẫn có chuẩn bị các điều kiện nguồn lực để phát triển trong thời điểm phù hợp.

Nhu cầu đầu tư cho phát triển năng lượng được đánh giá là rất lớn, tuy nhiên nguồn lực của nhà nước là có hạn và gặp khó khăn về ngân sách. Tư duy mới trong chính sách sẽ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển năng lượng, ví dụ như khác với trước đây, khối tư nhân theo nghị quyết mới có thể tham gia vào hệ thống truyền tải điện.

Nghị quyết cũng đổi mới tuy duy trong việc tạo thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng, để giá điện và giá năng lượng nói chung phản ánh đúng theo cơ chế thị trường.

Đặt trong tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghị quyết mới sẽ đưa ra các nội dung về phát triển hạ tầng năng lượng thích ứng và phù hợp nhất với yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, cùng với đó là các tư tưởng về chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới.

Thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 142-QĐ/TW ngày 8 tháng 8 năm 2018 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị khoá IX về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”; giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan thường trực.

Trong năm 2019, Ban Kinh tế Trung Ương (KTTW) đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước xây dựng, trình Bộ Chính trị (BCT) Đề án “Tổng kết, đánh giá 10 năm việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đề án đã đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và xác định rõ tiềm năng, cơ hội, thách thức về phát triển năng lượng để đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng với chi phí hợp lý; phát triển đa dạng, đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.

Để nghị quyết sớm đi vào thực tiễn, một diễn đàn cấp cao triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” sẽ được tổ chức vào ngày 30-3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Diễn đàn bao gồm 1 phiên toàn thể và 3 hội thảo chuyên đề cùng hoạt động triển lãm công nghệ tiêu biểu của một số DN năng lượng trong và ngoài nước.

Diễn đàn do Chính phủ, Ban KTTW chủ trì, các đơn vị Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội năng lượng Việt Nam phối hợp tổ chức.

Diễn đàn cấp cao về phát triển năng lượng quốc gia năm 2020 được tổ chức hướng đến mục tiêu tạo diễn đàn cho các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương được trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến về dự thảo chương trình hành động, chiến lược, quy hoạch, các cơ chế, chính sách để cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.

Trang Nguyễn

(TBKTSG)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo