Vijayawada Tower với hệ thống mô-đun tùy chỉnh mặt tiền / thiết kế: Penda

Thứ hai, 21 Tháng 9 2015 09:16 Báo Xây dựng
In

Hãng kiến trúc Penda đã tiết lộ thiết kế cho Vijayawada Tower, một dự án nhà ở cao tầng được xây dựng bằng cách sử dụng các hệ thống mô-đun tùy chỉnh cho mặt tiền tại Vijayawada, Ấn Độ. 

Dự án được thực hiện để tạo ra “sự sống trong tự nhiên” và thách thức các ứng dựng kỹ thuật xây dựng thông thường. Các kiến trúc sư cho biết, dự án đã sử dụng các kỹ thuật xây dựng hiện đại để mang lại một môi trường sống riêng tư và tính linh hoạt cho các cư dân.

Nhằm mang đến một mức độ mạnh mẽ của tính linh hoạt, các tòa tháp cao tầng được chia thành các phần riêng biệt: cấu trúc, tường, mặt tiền, trần và sàn, cơ sở hạ tầng, ban công và vườn thực vật. 

Thiết kế: penda
Nhóm thiết kế: Chris Precht, Dayong Sun, Xue Bai, He Quan, Pengchong Li, Frank Li, Snow Sun
Diện tích sử dụng: 36,000 m2
Năm thiết kế: 2015
Nhiếp ảnh: penda 

 

Với việc sử dụng các hệ thống mô-đun tùy chỉnh cho mặt tiền, lưới cấu trúc và cơ sở hạ tầng là những yếu tố không đổi. Mỗi căn hộ đều bao gồm vườn treo và lan can bằng kính. Người dân sẽ có thể tạo ra phong cách riêng cho căn hộ của mình bằng cách chọn tùy chọn loại vật liệu hay các chi tiết mặt tiền và cây trồng. 

Một hệ thống thu gom nước sẽ thu thập nước mưa trên mái nhà và sử dụng nó để tưới cây trên ban công. Thảm thực vật xanh mát có chức năng lọc không khí khiến các tòa nhà như đang từ từ ngâm mình trong những tán lá. Cấu trúc “tự nhiên” cũng giúp điều hòa khí hậu trong nhà, trong khi hành lang mở sẽ giúp tạo sự thông thoáng và giảm thiểu sự phụ thuộc vào điều hòa không khí. 


Thiết kế thách thức kỹ thuật xây dựng thông thường.. 


..nhằm mang đến một mức độ linh hoạt, tháp được chia thành các phần riêng biệt 

 


Lưới cấu trúc và cơ sở hạ tầng là những yếu tố không đổi trong tòa nhà 


Người cư ngụ có thể chọn cho ngôi nhà của mình một phong cách riêng 

 


Thảm thực vật mang đến không khí trong lành, trong khi ban công mở tạo sự lưu thông gió tự nhiên 


Hệ thống thu gom nước mưa cung cấp nước tưới cho cây trồng 

 
Dự án sẽ được bắt đầu xây dựng trong quý thứ hai của năm 2016 

Hồng Nhung
(Báo Xây dựng /Theo Dezeen - ảnh: ArchDaily) 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: