Theo đánh giá của JLL (Tập đoàn đa quốc gia Jones Lang LaSalle), tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cũng như bán lẻ trong khu vực.
Bà Lê Thị Huyền Trang - Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tại Việt Nam của JLL phân tích, nhu cầu thuê tốt đã đảm bảo cho hiệu suất hoạt động lạc quan cho các trung tâm thương mại; đặc biệt là các dự án tại khu vực trung tâm, đắc địa.
(Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN)
Kết thúc năm 2019, diện tích trống vẫn duy trì ổn định khoảng 90% ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Thậm chí, các khách có nhu cầu thuê với diện tích trên 1.000 m2 rất khó có thể tìm được một vị trí phù hợp trong các trung tâm bán lẻ hiện tại.
Hầu hết các khách thuê yêu cầu diện tích lớn phải chờ đợi và tìm kiếm nguồn cung tương lai hoặc đợi từ những trung tâm bán lẻ đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp.
Giá thuê tại các trung tâm vẫn duy trì ổn định. Các dự án có vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm vẫn là những lựa chọn được ưa thích nhất của nhiều nhà bán lẻ. Điều này cho thấy bất động sản trung tâm thương mại cho thuê với mức giá cao và tăng trưởng tốt - bà Trang khẳng định.
Tại Việt Nam, ngoài những dự án trung tâm thương mại độc lập, thị trường đang chứng kiến nguồn cung mặt bằng bán lẻ đáng kể từ loại hình khối đế thương mại tại các tòa nhà chung cư.
Thế nhưng, loại hình bất động sản bán lẻ này đang “chật vật” trong việc tìm hướng đi và mô hình phù hợp do những hạn chế về quy mô, thiết kế, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm vận hành cũng như vấp phải cạnh tranh cao.
Theo JLL, đối với loại hình này, chủ đầu tư nên tập trung cung cấp tiện ích cho cư dân trước tiên. Ngoài ra, có thể cân nhắc đến các mô hình khác như không gian văn phòng chia sẻ (flexspace), hệ thống giáo dục, hay thậm chí là tủ khóa thông minh.
Để nắm bắt được cơ hội thành công, các đơn vị điều hành bán lẻ cần nghiên cứu kỹ để nhận biết rõ hơn xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ trong thời gian tới.
Ngoài xu hướng tập trung vào các nhóm ngành F&B (Food and Beverage – dịch vụ ăn uống) và giải trí nhằm tăng lưu lượng khách đến các trung tâm thương mại TTM. Thậm chí, xu hướng phát triển không gian bán lẻ xanh hay việc áp dung công nghệ và dữ liệu lớn, mô hình bán lẻ hợp kênh (omni channel) cũng như các nỗ lực sáng tạo khác... sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hang; đồng thời tạo điểm nhấn rõ nét hơn trên thị trường bán lẻ.
Trước sự thay đổi hành vi mua sắm và cạnh tranh khốc liệt từ thương mại điện tử, “trải nghiệm” và “mô hình phù hợp” sẽ là từ khóa cho sự thành công của các bất động sản trung tâm thương mại vật lý truyền thống - chuyên gia của JLL đưa ra nhận xét./.
(TTXVN / Vietnam+)
- Nhu cầu lớn, sao nhà xã hội vẫn ế?
- "Chung cư cũ không phải nơi để chủ đầu tư kiếm siêu lợi nhuận"
- Dòng tiền nào đổ vào bất động sản trong năm 2020
- Niềm vui về “ngôi nhà mơ ước”
- TPHCM: Cuộc đua của những tòa cao ốc
- TPHCM: "Khát vốn", nhà ở xã hội cần "cấp cứu"
- Bất động sản nông nghiệp dưới góc nhìn của nông dân
- Thị trường căn hộ bất thường: giá tăng, lệch pha cung-cầu
- Bất động sản 2020: Vẫn chưa thoát được cái bóng nghịch lý năm 2019
- Chính sách bất động sản: nhiều vướng mắc cần gỡ