Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tin tức Archi9 tháng 6/2009: giao lưu KTS Jorn Narud (NSW - Na Uy)

Archi9 tháng 6/2009: giao lưu KTS Jorn Narud (NSW - Na Uy)

Viết email In

KTS Jorn Narud đến từ công ty kiến trúc lớn thứ hai của Na Uy: Narud Stokke Wiig AS (NSW). Ông là diễn giả tại Triển lãm kiến trúc Việt Nam vừa diễn ra tại TP.HCM. Nhận lời mời của Ashui.com, ông đến Hà Nội và có cuộc gặp gỡ với các kiến trúc sư trẻ tại chương trình Archi9 (do Intelipool tài trợ) được tổ chức vào hồi 19 giờ tối 08/6/2009 tại Hội quán sáng tạo Trung Nguyên, 36 Điện Biên Phủ.


KTS Jorn Narud tại Triển lãm Kiến trúc Việt Nam - TPHCM 06/2009 

Jorn Narud sinh năm 1949 tại Rjukan, Na Uy. Ông tốt nghiệp cử nhân Kiến trúc, Đại học Manchester, Anh quốc khóa 1970-1974. Là người chịu trách nhiệm chính hoặc cộng sự trong những dự án kiến trúc lớn và phức tạp, Jorn Narud dần tích lũy tri thức đa phương tiện về lãnh đạo và quản lý. Ông cũng truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu về kiến trúc qua các buổi thuyết trình và hội thảo với các kỹ sư, khách hàng,… để đạt tới sự đồng thuận trong các nguyên tắc kiến trúc và lên kế hoạch tổng thể. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc lên chương trình, sử dụng nguyên vật liệu và chi tiết công trình, và ông đã đạt được vài giải thưởng cho việc sử dụng bê tông hiệu quả nhất.

Một số công trình do KTS Jorn Narud thiết kế (xem thêm):


Hiện nay, ông đang tiến hành Kế hoạch tổng thể và những đề xuất thiết kế dưới dạng biểu đồ cho Đại học Salahaddin, Erbil, Iraq cho 20.000 sinh viên gồm 15 trường đại học, chỗ ở cho 8.000 sinh viên, 500 giảng viên, thư viện trường đại học,… và Kế hoạch tổng thể Kurdistan (820.000 m2) cho 1.400 ngôi nhà tại vùng ngoại ô thủ đô Oslo, Na Uy. Cho đến nay, ông đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như giải Norwegian Concrete cho trung tâm Khoa học mới tại Đại học Trondheim năm 2000, giải thưởng Sasakawa – Foundation năm 1999,... Từ năm 1979 đến nay, ông là kiến trúc sư, cộng sự chủ chốt tại công ty Narud Stokke Wiig AS. Hiện nay, ông đang cộng sự với hãng kiến trúc Renzo Piano Building Workshop phát triển dự án The Icon Complex: New museum for Astrup Fearnley (14.000 m2) tại Tjuvholm.


Từ xứ Bắc Âu thần tiên đến Hà Nội, với thời gian hạn hẹp, nhưng ông đã kịp rong ruổi duới cái nắng hè oi ả trên các nẻo đường Xứ Đoài. Bị quyến rũ từ núi đồi trùng điệp Ba Vì còn ít nhiều hoang sơ đến những làng quê uốn lượn men theo sông Đáy. Những làng quê nay dù phai nhạt nhưng vẫn váng vất đâu đó bên đình cổ xưa, ông đem đến một cái nhìn so sánh thuyết phục và lời cảnh tỉnh chân thành.


Trước xu thế kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư và phát triển nước ngoài ( với sự hậu thuẫn của các đối tác địa phương), họ xông xáo ứng dụng các mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận của họ vào những nước đang phát triển và lợi dụng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra mối đe dọa về văn hóa, truyền thống, môi trường và hệ sinh thái địa phương. Việc quan sát các nước trên thế giới gợi lên câu hỏi liệu Việt Nam có bị dập khuôn theo những mô hình phát triển nhanh đó hay đi theo một kế hoạch tập trung vào sự tăng trưởng bền vững lâu dài chú trọng vào hệ sinh thái, đồng thời, có thể tạo ra nhu cầu phát triển trước mắt.

Ngay tại cuộc trao đổi, có rất nhiều tác giả những đồ án khu đô thị phái Tây Thành phố Hà Nội, ra đời cấp tốc trước khi Xứ Đoài về với Thủ Đô. Có lẽ họ hơn ai hết cảm nhân sâu sắc về những câu hỏi đặt ra cho các KTS và những nhà quản lý xã hội : các kiến trúc sư Việt Nam nên làm gì hôm nay để học hỏi, trưởng thành để có thể gia nhập vào cộng đồng kiến trúc sư toàn cầu như những đối tác/cộng sự đồng vai phải lứa. Làm thế nào để Việt Nam có thể phát triển trong khi vẫn giữ vững sự hài hòa giữa di sản văn hóa và vẫn bảo tồn một ngôn ngữ chung toàn cầu về kỹ nghệ và thiết kế. Có mối quan hệ khả thi nào giữa kiến trúc bản địa và hệ sinh thái không? Nếu có thì mối quan hệ này có giúp tạo ra một loại ngôn ngữ kiến trúc Việt Nam trong khi vẫn chia sẻ ngôn ngữ kiến trúc chung toàn cầu không?

Một số hình ảnh tại chương trình Archi9 do Kiến Lâm thực hiện (cập nhật sau chương trình): 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Hiện có 3358 khách Trực tuyến