Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tương tác Phản biện Hà Nội vươn mình về phía Đông và Đông Bắc

Hà Nội vươn mình về phía Đông và Đông Bắc

Viết email In

Trong khi quỹ đất ở phía Tây và Tây Nam Hà Nội đã bắt đầu trở nên hạn hẹp do tốc độ phát triển ồ ạt những năm gần đây, thì khu vực Đông và Đông Bắc với nhiều thuận lợi về quỹ đất, giao thông, môi trường, ưu đãi về chính sách... đang bộc lộ những thế mạnh và tiềm năng của mình.

Bộ mặt của thành phố

Theo Bộ Xây dựng, tầm nhìn của đồ án quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2020 và định hướng tới năm 2050 có ba mục tiêu chính.

Thứ nhất, đây là vùng kinh tế tổng hợp lớn của cả nước, hướng tới là một vùng đô thị có vị thế kinh tế - văn hoá trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai, đây là trung tâm văn hoá-lịch sử, khoa học-đào tạo nhân lực và trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Thứ ba, đây là một khu vực phát triển năng động, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị (ĐT) và nông thôn cao, phát triển bền vững. Vùng Thủ đô HN sẽ bao gồm toàn bộ các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hoà Bình và Hà Nam (với tổng diện tích 13.377km2, dân số trên 12 triệu người, chiếm 4,08% diện tích, 15% dân số và 17% GDP cả nước), Hải Phòng, Quảng Ninh.

Như vậy, xét về cục diện lâu dài, quy hoạch vùng thủ đô hướng tới những mục tiêu rất lớn, rộng và bao quát, nhưng trên thực tế, nhắc tới HN - trên phương diện kinh tế, văn hoá, truyền thống - người ta vẫn tập trung sự chú ý lớn tới các quận nội thành trung tâm và một số địa phương lân cận liền sát.

Có thế thấy ngay rằng đầu tư hướng Đông, Đông Bắc để biến nơi đây thành một khu vực phát triển đẹp đẽ, hiện đại… là một việc làm hợp lý và cần thiết. Bởi - như cách nhìn nhận và quy hoạch về ĐT - kiến trúc của nhiều nước tiên tiến trên thế giới - con đường và ĐT nào có sân bay quốc tế toạ lạc, nơi ấy phải được đầu tư, khang trang; vì đó là nơi đầu tiên gây ấn tượng cho mọi du khách, các nhà đầu tư, hoặc lãnh đạo các nước bạn tới thăm…

Đề xuất quy hoạch 10 ĐT vệ tinh của Hà Nội bao gồm đô thị Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Xuân Mai-Miếu Môn, ĐT chuỗi giữa vành đai 3 và 4… là hướng phát triển tốt cho định hướng trên.


(click vào hình ảnh để xem lớn hơn)

Trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch UBND TPHN Nguyễn Thế Thảo cho biết, HN đang tiến hành quy hoạch một ĐT trung tâm đa hệ, đa tầng, cộng với các ĐT vệ tinh xung quanh. Hà Nội cũng sẽ đầu tư cho Xuân Mai, Hoà Lạc, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Mê Linh... tạo thành ĐT nông thôn. Một phần để thu hút dân cư nội đô, hai là để người dân nông thôn không phải kéo vào nội đô làm việc, gây quá tải cho hạ tầng, đồng thời đưa ra giải pháp liên kết vùng, bảo tồn di sản, bản sắc văn hoá. Việc quay mặt vào sông Hồng cũng được xem là cơ hội để phát triển ĐT.

Hiện tại, mạng lưới giao thông của Mê Linh được đầu tư khá liên hoàn, thông suốt từ khu dự án toả đi các khu đô thị liên quan. Bên cạnh đó, các dịch vụ nhằm đáp ứng một cuộc sống đúng “tầm” với các khu ĐT sẽ được đảm bảo bằng các dự án đã được UBND TP phê duyệt sẽ triển khai trong thời gian tới như: Trung tâm Dịch vụ Giải trí, Du lịch Quang Minh; Trung tâm Thương mại và biệt thự cao cấp Vạn Niên; Trung tâm Phân phối và Lưu giữ giao nhận hàng miền Bắc; Trung tâm Thương mại và các dịch vụ phụ trợ; bệnh viện cho người thu nhập cao, và bệnh viện chữa bệnh miễn phí cho người nghèo…

Còn nhiều tiềm năng

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về ĐT và các nhà đầu tư bất động sản về khu vực phía đông HN. Trên thực tế, mặc dù được Bộ Xây dựng đánh giá cao trong nghiên cứu đồ án quy hoạch vùng thủ đô HN, xác định là vùng chức năng phát triển dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối với cửa ngõ kinh tế biển.

  • Ảnh bên : Cầu Vĩnh Tuy

Lấy hành lang Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng là trọng điểm, phát triển theo hướng nối kết không gian các cụm ĐT - công nghiệp - sông ngòi - nông nghiệp; công nghiệp nhẹ đa ngành, kỹ thuật cao (Phố Nối, Như Quỳnh, khu vực phụ cận Hải Dương). Thành phố Hải Dương là ĐT cấp vùng với chức năng trung tâm dịch vụ - thương mại quy mô 35-40 vạn dân…
 
Thế nhưng việc tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông không thuận lợi) trong nhiều năm đã làm nhiều nhà đầu tư và người dân ngại ngần, cho nên ngay khi vấn đề này được cải thiện, trị giá bất động sản khu vực này chuyển biến trông thấy, kéo theo sự cải thiện về mặt bằng dân trí, tiềm năng phát triển kinh tế và thương mại.

Theo đánh giá của ông Renato Shordon - Phó Giám đốc Công ty CB Richard Ellis VN (chuyên về tư vấn, quản lý bất động sản), các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của khu vực này.

Việc đưa hai cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì vào hoạt động đã rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thủ đô với bờ bên kia sông Hồng, tuyến đường nối với cầu sẽ là trục nối thành phố với khu vực phía Nam Hà Nội, Hà Đông và khu vực phía Tây.

Hơn thế nữa, khu vực phía Đông là nơi giao lộ các huyết mạch giao thông chính của miền Bắc và cả nước như: đường thuỷ, đường sắt, hàng không, các quốc lộ 1A, 1B, 5A, 5B, và đặc biệt từ khi đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được triển khai.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ là đường cao tốc hiện đại nhất toàn miền Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải công nghiệp, thương mại và cá nhân di chuyển với tốc độ cao từ Hà Nội tới Hải Phòng. Đây cũng là những yếu tố thuận lợi cho khu vực này phát triển…

Vũ Quỳnh Hương

>> Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Quy hoạch Hà Nội hiện đại, có bản sắc 

[ Chuyên đề : Quy hoạch Hà Nội mở rộng ] [ FORUM ]

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo