Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Những công trình tu bổ tốn kém và tai tiếng nhất thế giới

Những công trình tu bổ tốn kém và tai tiếng nhất thế giới

Viết email In

Moskva đã mở cửa lại Nhà hát Bolshoi huyền thoại sau 6 năm tu bổ đầy tai tiếng và tốn kém tới hàng trăm triệu USD. Những dự án tốn kém như vậy không chỉ thấy ở nước Nga.

Theo tính toán của giới chức trách, công trình tu bổ Nhà hát Bolshoi 150 tuổi tốn 500 triệu euro (689 triệu USD). Nhưng một số nhà quan sát độc lập cho rằng con số thực phải cao gấp đôi. Tờ nhật báo Kommersant của Nga viết, những hợp đồng đắt đỏ, nạn hối lộ và sự quản lý yếu kém đã khiến dự án này bị chậm 3 năm so với kế hoạch và tiêu tốn thêm rất nhiều tiền.

Các công tố viên ở Nga đã điều tra nhiều trường hợp liên quan đến dự án tu bổ Nhà hát Bolshoi, song người ta lại không muốn những vụ việc đó làm lu mờ các sự kiện tưng bừng chào mừng dịp khánh thành nhà hát. 


Nhà hát Bolshoi 


Trường hợp này cũng từng xảy ra khi thực hiện tu bổ Nhà hát La Scala ở Milan (Italia). La Scala đã bị phá hủy phần lớn trong Thế chiến II và sau đó đã được tái thiết rất nhanh chóng. Do không nghiên cứu kỹ lưỡng nên dự án phục dựng này đã làm hỏng độ vang âm trong nhà hát. Do vậy, năm 2000 các nhà chức trách quyết định tu bổ lại nhà hát. Công trình này kéo dài trong 3 năm, tốn kém 60,5 triệu euro.


Nhà hát La Scala


Nhà hát nổi tiếng châu Âu Venetian Teatro la Fenice thì lại gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhà hát này từng bị cháy vào các năm 1774 và 1836, nhưng sau đó đã được phục dựng. Đến tháng 1/1996, nhà hát bị 2 thợ điện là Enrico Carella và Massimiliano Marchetti châm lửa đốt để trả thù việc công ty của họ phải chịu khoản tiền phạt nặng vì để chậm tiến độ một dự án ký với nhà hát.

Sau vụ cháy đó, nhiều người ở Italia đã lên tiếng đề nghị xây dựng lại nhà hát, trả lại vẻ đẹp vốn có của La Fenice. Ban đầu, dự án tái thiết dự kiến hoàn thành vào năm 1998, nhưng do một loạt scandal xảy ra, trong đó có cả vấn đề về tài chính, nên đã bị chậm lại. Những khó khăn về hậu cần cũng gây lo lắng và tốn kém. Ở thành phố lịch sử Venice, vận chuyển mỗi chiếc cần cẩu hay cột rầm đều phải đi qua các con kênh hẹp. Cuối cùng, đến tháng 12/2003 nhà hát mới được mở cửa lại sau khi tiêu tốn đến 90 triệu euro - gấp đôi so với dự tính ban đầu.


Nhà hát Venetian Teatro la Fenice


Nhà hát Opera Quốc gia Berlin
là 1 trong 3 nhà hát opera lớn nhất ở Đức được xây dựng từ năm 1741. Cách đây 5 năm, giới chức trách đã bắt đầu kế hoạch tu bổ nhà hát với kinh phí lên tới 239 triệu euro, trong đó Chính phủ chi 200 triệu euro, còn lại nhà hát phải tự lo. Theo kế hoạch nhà hát được mở cửa lại vào ngày 3/10/2013.


Nhà hát Opera Quốc gia Berlin


Công trình đáng nói nữa là cây cầu Waldschloesschen gây tranh cãi ở Dresden. Cây cầu này được xây dựng với mục đích giải tỏa tình trạng tắc nghẽn trong thành phố, tuy nhiên dự án tốn kém 200 triệu euro này đã tước đi danh hiệu Di sản Thế giới bởi theo UNESCO thì cây cầu đã làm phá hỏng cảnh quan thành phố. Hiện nay, chi phí bảo quản cây cầu khoảng 430 triệu euro/năm. 

Việt Lâm (theo DW) - ảnh: Ashui.com (st) 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo