Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Nông trại “tấn công” đô thị Mỹ

Nông trại “tấn công” đô thị Mỹ

Viết email In

Rau diếp nhanh chóng đâm chồi trên những mảnh đất cạnh đường băng của một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới ở Atlanta (Mỹ). Vườn cây ăn quả cũng đang dần thay thế bãi đậu xe ở Davenport, bang Iowa. Các chủ hộ sống gần trung tâm thành phố Denver đang cho phép những nông dân như Sundari Kraft trồng trọt và thu hoạch mùa vụ trên đất của mình để đổi lấy một phần huê vụ.



Matt Liotta, Tổng Giám đốc PodPonics LLC, cho biết Công ty dự định sẽ trồng cải xoong và các loại rau diếp không cần đất trong vòng 2 tháng tới. Nơi trồng là các container tái chế trên khu vực rộng 4.000 m2 cạnh sân bay Hartsfield-Jackson bang Atlanta. PodPonics cũng đã ký hợp đồng thuê công viên Southside của chính quyền Atlanta trong 11 năm với giá thấp hơn giá thị trường.

Dù người dân Mỹ tiêu thụ nhiều rau diếp hơn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng. Để chống lại nạn béo phì đang hoành hành ở quốc gia này, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần dành một nửa khẩu phần ăn của mình cho rau củ quả.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, diện tích đất dành trồng rau củ quả hiện nay chỉ chiếm 2% đất nông nghiệp. Rõ ràng đây là cơ hội cho những nông dân tiên tiến như Sundari Kraft.

Quan chức thành phố, các tổ chức phi lợi nhuận và trường đại học đang nỗ lực tìm cách tính toán những lợi ích kinh tế mà hình thức nông trại trong đô thị có thể mang lại.

“Loại hình nông nghiệp đô thị sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu chính quyền hỗ trợ nông dân, xem họ như những nhà sản xuất hàng hóa lớn, vốn nhận hàng tỉ USD trợ cấp từ Chính phủ mỗi năm”, chuyên gia kinh tế Jeffrey O’Hara thuộc Liên đoàn các nhà khoa học tại Cambridge, nhận xét. “Chỉ một khoản hỗ trợ tài chính nhỏ cho 100 đến 500 khu chợ nông dân mỗi năm cũng có thể giúp tạo ra 13.500 việc làm trong 5 năm tới”.

Các nhà hoạch định đô thị hy vọng các nông trại tại đô thị sẽ giúp hồi sinh những khu vực bị lãng quên của thành phố.

Theo nhà quy hoạch đô thị Darrin Nordahl, “vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cần tư duy lại cách sử dụng những khu vực công cộng. Công viên, trung tâm thương mại, đường sá, nhà trường, thư viện nào cũng có những khu đất nhỏ xung quanh. Thay vì sử dụng chúng mang tính chất trang trí, hãy nghĩ xem liệu chúng ta có sản xuất được thực phẩm trên đó không”.

Tuy nhiên, những quy định pháp luật khắt khe ở một số bang từng khiến các nhà sản xuất thực phẩm dù nhiệt huyết mấy cũng phải chùn chân.


Các nhà hoạch định đô thị Mỹ hy vọng các nông trại tại đô thị sẽ giúp hồi sinh những khu vực bị lãng quên của thành phố. (ảnh: Chris Rank/Bloomberg)

Ở Detroit, Hantz Farms muốn đóng góp vào hệ thống vườn công cộng của Thành phố một “nông trại đô thị sạch và có quy mô lớn nhất thế giới”. Thế nhưng, kế hoạch của công ty này đã gặp trở ngại do các chính sách và quy định về việc sản xuất trên các nông trại mang tính thương mại. Luật pháp không cho phép các quan chức Detroit kiểm soát hoạt động nông nghiệp ở nông trại của Hantz. Vì vậy, Công ty và chính quyền phải thương lượng với nhau để giải quyết việc này. Score hy vọng mọi việc sẽ êm xuôi trong vài tháng tới.

Dù trồng trọt trên đất công hay tư thì hệ thống vườn rau củ quả mang tính cộng đồng trải dài qua các bang của Mỹ đã cho thấy hình thức nông trại đô thị mang lại lợi ích cho chính các đô thị và cư dân sinh sống tại đó, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn về mặt pháp lý cần phải vượt qua để sự kết hợp nông trại và đô thị ngày càng hiệu quả.

Trinh Thy (Theo Businessweek)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo