Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự

Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (2/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (3/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (4/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (5/5)
Tất cả các trang

Cảnh quan thành phố Tokyo

Cảnh quan của các thành phố Nhật Bản có cấu trúc chỉ hơi giống nhau ở các đường thẳng và thậm chí còn ít giống hơn ở sự cân xứng và mặt đứng của các công trình dọc những đường thẳng đó, do đó khu đất xây dựng của các công trình đó không cần phải vuông vức hay có hình chữ nhật. Đó là kết quả hiển nhiên của tập quán cổ xưa cho phép người chủ đất tự phân chia khu đất của mình theo bất cứ cách nào mà họ thích, và đất đai thì được chia nhỏ thỏa theo những yêu cầu về thừa kế mỗi khi người chủ của nó qua đời. Hình dáng của đô thị, do đó, được quyết định không phải bởi quy hoạch tổng thể đô thị, mà bởi những ý nguyện bừa bãi và thiếu mạch lạc cùng những hành động của các chủ đất tư. Điều này quả thực đã tạo ra cảnh quan có vẻ hỗn loạn của Tokyo.

Tiến thẳng về thành phố sau chuyến bay từ Châu Âu tới sân bay Narita, tôi chu du trên một xa lộ sáu làn đường, qua những khoảnh rừng và cánh đồng xanh tươi sum suê, và rồi đi vào vùng ven của thủ đô Tokyo. Thời tiết đang khá đẹp, quần áo và chăn đệm được treo đầy ngoài những mặt hiên quay hướng Nam của những chung cư trung tầng và cao tầng. Tất nhiên, đối với một người Nhật như tôi, đấy là một cảnh quen thuộc. Nhưng do vừa trở về từ Paris, tôi có một cảm giác không dễ chịu khi thấy mình bị ép phải liếc nhìn vào cái thế giới riêng tư mang tính gia đình của những người xa lạ. Trong nhà tắm của các khách sạn Châu Âu, ta hay nhìn thấy những giá treo khăn tắm được sưởi ấm bằng điện để hong khô khăn và đồ lót trong chỉ vài giờ đồng hồ. Những giá hong khăn có lẽ là chuyện cần thiết bắt buộc, do tại những nơi như London, đồ giặt phơi ngòai hiên không thể khô ráo được, nhưng chúng cũng là kết quả của việc tôn trọng vẻ bề ngoài của cảnh quan đô thị.


Đường phố bên trong khu ở tại Tokyo.

Những quần áo vừa giặt treo ngoài nhà để phơi khô xuất hiện khắp nơi trên các phố vắng của thành phố tại nhiều nước phát triển cho thấy trong một thoáng nếp sống thực tế của con người và điều này có thể đem lại một cảm giác gần gũi thân mật. Tuy nhiên, những khối chung cư mà ta thấy ngày nay tại Nhật Bản lại là những công trình mới xây và khá hiện đại, làm cho những quần áo và khăn trải giường dường như trở nên lạc lõng với cảnh quan.

Việc sử dụng đất thiếu phối hợp

Một yếu tố đặc biệt khác của cảnh quan đô thị Nhật cần được đề cập tới là sự thiếu vắng tính phối hợp và mạch lạc, thiếu tôn trọng bề ngoài và hình thức của công trình, cùng với sự thiếu vắng bất cứ chỉ dẫn hành chính nào từ phía chính quyền hoặc có sự phối hợp trong cộng đồng cư dân nhằm bố cục hài hòa mặt tiền của công trình này với công trình khác.  

Tôi hiện sống ở Tokyo, gần một nhà ga trên tuyến tàu điện ngoại ô. Do phải đi làm hàng ngày, tôi có thể trông thấy một kiểu giống như cách mạng đô thị dần dần thay thế trong những con phố mua sắm phía trước nhà ga. Từng bước một, những cửa hàng nhỏ có kết cấu gỗ như tiệm giặt ủi, tiệm bán đồ uống, tiệm bán rau và tiệm cắt tóc bị phá huỷ dần và thay vào bằng những cửa hàng xây kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với khối các căn hộ ở phía trên. Mỗi khối nhà ở này lại có thiết kế và hình thức khác nhau, đồng thời việc các khu đất bị chia nhỏ một cách không đều lại càng bộc lộ rõ khi những công trình thấp bằng gỗ được chuyển thành những khối kết cấu trung tầng. Tôi cảm thấy mình càng trở nên khó chịu bứt rứt với những khoảng không sót lại, chỉ còn không đầy một mét rộng, há hoác giữa các khối công trình.

Chẳng lẽ những người chủ cửa hàng không thể cùng nhau kết hợp để xây chung một công trình và sử dụng những khoảng không còn lại để tạo ra một khoảng sân hay quảng trường nhỏ phía trước nhà ga hay sao? Đáng lẽ nó có thể được trang trí thêm bằng một đài phun nước, một nhóm tượng hay những băng ghế, trang bị thêm những trụ đèn đường duyên dáng, trạm điện thoại công cộng và một bảng thông tin ngoài trời. Chẳng lẽ cư dân và nhà quản lý không thể cùng nhau làm việc để khu vực này trở nên gọn gàng ngăn nắp và có tổ chức hơn sao?


Cảnh quan đô thị tại Tokyo.

Ở đây, chỉ một phần nhỏ trong những thứ nêu trên là có thể thực hiện được trừ khi hình thức của quyền sử hữu đất đai tại Nhật Bản, hoặc cách nhìn nhận của chúng ta về giá trị của bản thân bất động sản, có thay đổi. Lấy ví dụ, có bốn người con thừa kế của cha mẹ 660 mét vuông đất. Do là mặt hàng có thể trao đổi buôn bán, đất đai có thể bị chia ra theo bất cứ cách nào họ muốn, bằng những đường thẳng hay đường dích dắc. Cái cách mà thuế thừa kế tài sản đánh lên đất đai cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Nếu có nhiều người được hưởng quyền thừa kế một tác phẩm của Picasso hay Matisse, chẳng lẽ họ lại cắt nó thành nhiều mảnh theo ý họ và rồi chia ra? Không thể quên được rằng cũng như một tác phẩm, đất đai có lẽ có một giá trị hiển nhiên chỉ khi nó còn nguyên vẹn. Mảnh đất phía trước nhà ga là một ví dụ đặc biệt cụ thể, và chúng ta hy vọng rằng việc cấm chia nhỏ quá mức đất đai sẽ có hiệu lực càng sớm càng tốt.

Vấn đề tái phát triển đô thị

Trong những quy hoạch tổng thể tái phát triển đô thị, ưu tiên hàng đầu phải là phúc lợi cho người dân chứ không chỉ đơn giản theo đuổi lợi nhuận thông qua việc thành lập những khu thương mại. Tái phát triển đô thị ở Mỹ khởi đầu cùng với việc cải tạo nâng cấp những khu dân cư cấp thấp - nghĩa là xóa bỏ những khu ổ chuột-và dù các khu thương mại vẫn được bố trí cho mỗi quận, mục tiêu chính vẫn là xây dựng và nâng cấp nhà ở. Nhiều năm trước, khi tới thăm Nhật ngay sau Thế Chiến Thứ Hai, Justin Hermann, một chuyên gia và là người tiên phong trong lĩnh vực tái phát triển đô thị trong nội đô San Francisco, đã nhấn mạnh đến điểm này. Hermann vốn nổi tiếng vì một loạt các dự án như Dự án Embarcadero, đã trở thành một hình mẫu cho các dự án tái phát triển đô thị sau này.

Tại Nhật Bản, tái phát triển đô thị hầu như bị giới hạn trong các khu vực phía trước các nhà ga và các trung tâm quận, và hầu như tất cả các dự án đều có mục tiêu trên hết là nâng cao lợi nhuận thương mại. Dù các không gian trống công cộng và những yếu tố khác để làm tăng chất lượng của không gian tất nhiên là cũng có mặt trong các dự án này, yếu tố quyết định trong dự án vẫn là khả năng dự án sản sinh ra lợi nhuận thông qua mục đích sử dụng đất. Chỉ có một cố gắng cho đủ lệ bộ được thực hiện nằm ở chất lượng xây dựng tốt và sự nâng cấp nhà ở, còn thì rất ít điều được thực hiện nhằm giảm bớt khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở.


Vòm trần cao của Nhà ga Trung tâm Philadelphia, với chi tiết nội thất đơn giản.

Một vài năm trước, một nhóm quan sát viên đi thu thập số liệu về để liên hệ với việc xây dựng một khu siêu thị ngầm ở Les Halles tại Paris đã tới thăm Nhật Bản, và tôi đã dẫn họ đi tham quan một khu siêu thị ngầm ở Tokyo. Tại Nhật Bản, các siêu thị ngầm dưới đất được xây dựng để sử dụng đất hiệu quả hơn, và luôn có những công trình thương mại cao tầng mọc lên từ phía trên. Tại Les Halles, người ta cho tôi biết, họ đã quyết định chỉ đặt những công trình thương mại trong những siêu thị ngầm dưới đất bởi nếu đặt chúng trên những khu cao tầng của dự án sẽ làm nhòa đi sự khác biệt giữa chúng (giữa các khu cao tầng) và làm cảnh quan đô thị trở nên đơn điệu. Một cửa hàng khổng lồ đứng phía trên cái siêu thị Nhật Bản mà chúng tôi đã tới, và tôi còn nhớ một cách sống động lời chỉ trích của những nhà quan sát đến từ Paris khi họ ra về, rằng công năng của các không gian ở Nhật Bản dường như dựa trên một lập luận hoàn toàn khác biệt.

 



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo