Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Bác sĩ, kiến trúc sư và cuộc Tổng điều tra dân số

Bác sĩ, kiến trúc sư và cuộc Tổng điều tra dân số

Viết email In

Ngày 1/4/2009 bắt đầu đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc (gọi tắt là TĐTDS). Điều đặc biệt là lần đầu tiên, cuộc TĐTDS này được chuẩn bị công phu để thu thập thông tin dân cư trên nền các sơ đồ - bản đồ định vị cư trú, áp dụng CNTT ngay từ khâu nhập thông tin. Cuộc TĐTDS lần này có vai trò rất quan trọng khi hoạch định tương lai. Người kiến trúc sư thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu quy hoạch sẽ tác động tiêu cực tới xã hội, như bác sĩ vụng kê nhầm toa thuốc cho bệnh nhân nan y...

Một ví dụ về sự liên hệ đến kiến trúc sư và bác sĩ
 
Đầu những năm 2000, TP Hà Nội dồn dập những dự án Khu đô thị mới phía Tây sông Tô Lịch, hàng ngàn ha đất ruộng chuyển đổi thành đất đô thị. Tháng 9/2003, TP Hà Nội phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường học thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” phạm vi nghiên cứu là 14 quận huyện.

  • Ảnh bên : Các số liệu thống kê là cơ sở để qui hoạch đô thị không bị quá tải

Đơn cử một quận ven trung tâm có diện tích hơn 1.200 ha, số dân năm 1997 là 9 vạn, lên đến 14 vạn người năm 2001. Tài liệu qui hoạch này lại viện dẫn dân số hiện trạng (2003) vẫn là 9 vạn, số học sinh 4 cấp gần 2 vạn. Dự báo đến 2020 gần 15 vạn dân với hơn 4 vạn học sinh.
 
Từ số học sinh ấy, quy hoạch gần 60 ha đất xây trường (đã là thừa), còn đâu tha hồ làm nhà ở chia lô, cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng… Thực tế, năm 2008 dân số đã trên 20 vạn, số học sinh 4 cấp gần 5 vạn cháu. Chưa qua nửa thời gian, xây hết quỹ đất quy hoạch dự trù cho cả chục năm sau mà vẫn thiếu hàng chục ha, tính đến năm 2020 thì cần gấp đôi diện tích đất  xây trường. Quỹ đất dự trữ đã hết từ lâu.

Trước khi đô thị hoá, các trường học nằm ở bìa làng thoáng mát tĩnh mịch, cửa sổ các lớp trông ra đồng lúa xanh rờn. Giờ đây chen chúc giữa khu dân cư, có trường chung tường với nhà tang lễ bệnh viện, cảnh tắc đường, tiếng còi xe với âm thanh kèn trống nghe mãi thành quen.

Chuyện trên cho thấy tư liệu thống kê hiện trạng có vai trò quan trọng ra sao khi hoạch định tương lai. Mặt khác, kiến trúc sư thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị sẽ có tác động tiêu cực tới xã hội, giống như bác sĩ vụng kê nhầm toa thuốc cho bệnh nhân nan y - hy vọng sống sót của họ là rất mong manh.

Giống như bác sĩ có nhiệm vụ chữa bệnh cho người, kiến trúc sư phải làm sao để không gian đô thị không có khuyết tật; có chỗ nào bất ổn, người kiến trúc sư phải can thiệp ngay để công trình hay không gian đô thị trở nên tốt đẹp hơn, có sức sống hơn.

Khác với bác sĩ, sai lầm của họ được chôn dưới ba thước đất hoặc vài cá nhân phải chịu đựng, còn sai lầm của kiến trúc sư thì nằm chềnh ềnh trên mặt đất, phơi ra cái xấu xí trong suốt quãng thời gian dài, ảnh hưởng đến hàng vạn con người. Như vậy, xét về mục đích phấn đấu và hậu quả nghề nghiệp, bác sĩ và kiến trúc sư có những điểm tương đồng, có điểm khác biệt.

Tổng điều tra dân số và nhà ở - tác động đến kiến trúc sư và bác sĩ như thế nào?

Gần đây bà con ta nghe thấy hai tin vui : Thứ nhất là TP có kế hoạch di dời bệnh viện ra ngoài khu trung tâm TP, thứ hai là ngành Y tế đang rầm rộ triển khai “tổng lực” chương trình y tế điện tử. Nếu cả hai chương trình tiến hành đồng bộ thì chắc chắn việc khám chữa bệnh sẽ có chất lượng vượt trội.

Giá như tiến độ xây bệnh viện mới, nhờ chính cuộc ứng dụng CNTT “tổng lực” mà cập nhật thường xuyên lên website của ngành Y tế thì quý biết mấy. Bà con ta sớm nhìn ra cái tương lai mỗi bệnh nhân một giường bệnh nó đang ở tình trạng nào. Qua website mà tin nhanh đến mọi nhà: ở đâu có y bạ điện tử, ở đâu có bệnh án, đơn thuốc điện tử, chỗ nào ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc sức khoẻ thành công, các dịch vụ xét nghiệm tràn lan được ngăn chặn kịp thời bởi ứng dụng CNTT… Chỉ nghe thôi đã thấy nức lòng.

Nhưng tiếc là xem kế hoạch “tổng lực” ấy, ngoài tin có ưu đãi khi mua máy tính để bàn hay xách tay có số lượng và giá ưu đãi chi tiết, còn các ứng dụng cụ thể để phục vụ người bệnh tốt hơn hay kế hoạch tin học hoá công tác cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh thì vẫn chưa thấy. Kết luận vẫn là… "vẫn còn hạn chế cả về cơ sở vật chất và năng lực". Thấy vậy, chỉ e là CNTT đang lạc sang kế hoạch tổng lực mua sắm máy tính.

Ngày 1/4/2009 bắt đầu đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc. Điều đặc biệt là lần đầu tiên, cuộc TĐTDS này được chuẩn bị công phu để thu thập thông tin dân cư trên nền các sơ đồ - bản đồ định vị cư trú. Một bước tiến mới là áp dụng CNTT ngay từ khâu nhập thông tin.

Nếu có kế hoạch khai thác cơ sở dữ liệu dân cư - nhà ở số hoá này, bác sĩ sẽ chuyển vào các chương trình y tế điện tử với 87 triệu y bạ điện tử, danh sách địa chỉ trẻ em tiêm chủng, tổ hợp phân tích dịch bệnh theo địa bàn mà chủ động phòng ngừa … Còn kiến trúc sư dùng tư liệu này để giải các bài toán dự báo, thì có lẽ các “kế hoạch tổng lực” hay “Quy hoạch tổng thể” sẽ có tính khả thi hơn rất nhiều, tiết kiệm tiền của, thời gian cho xã hội rất nhiều.

Thành phố London vinh danh Bác sĩ và Kiến trúc sư

Thế kỷ 19, Thành phố London (Anh quốc) có 2,5 triệu người, từ năm 1848-1849 dịch bệnh đã làm 70.000 người tử vong. Năm 1854 có 1/8 dân số thành phố London chỉ trong một thời gian ngắn đã chết vì đủ các loại bệnh: cúm, đậu mùa , thương hàn và nhiều hơn cả là dịch tả (tiêu chảy cấp). Mặc dù là trung tâm phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của thế giới lúc đó, nhưng TP hoàn toàn bị động và bế tắc trong các giải pháp xử lý. Một KTS đường sắt - Joseph Bazalgette (1819-1891) (ảnh bên), đã từ bỏ công việc đang được trọng vọng để  làm công việc của bác sĩ : xác định nguyên nhân dịch bệnh và tìm cách giải quyết. Ông đã lấy mẫu chất thải từ các cửa cống đổ vào sông Thames để chứng minh rằng : dịch bệnh không từ màn sương khói bụi,  mà bắt nguồn từ các chất thải  độc hại tích tụ trong cống, đã được bơm thau rửa rồi đổ thẳng vào sông một cách sai lầm. Năm 1854, ông trở thành KTS trưởng dự án thoát nước thải của London. Dự án khởi động ngày 18/5/1858 với dự trù khối lượng đào đắp 3,5 triệu m3. Các ống cống hình ô van đường kính 2,1 m dài hàng chục cây số, đảm bảo tốc độ dòng chảy 2,4 km/ giờ để đẩy chất thải đi 12 dăm ra vịnh biển ...

  • Ảnh bên : Một phương án thoát nước thải tách khỏi sông Thames -  London công bố năm 1834 (nguồn : Stanford University Libraries)

Năm 1849, một bác sĩ tên John Snow đã tiến hành một khảo sát theo phương pháp của KTS : đánh dấu vị trí vào bản đồ TP người chết vì bênh tả. Ông đã khoanh vùng  chính xác nguồn gây dich sau khi tập hợp danh sách hàng  người chết đã  từng  sống  tập  trung trên phố Board, nằm  quanh một trạm bơm cấp nước uống. Đối diện trạm bơm,  bên kia sông không ai chết cả vì họ là công nhân một nhà máy bia và họ uống bia thay nước. Mặc dù không quen biết, nhưng ông BS và KTS có cùng kết luận về nguyên nhân dịch bệnh. Chi phí dự án tốn kém từ tiền thuế của ngưòi dân, nên TP rất cân nhắc. Phải 8 năm sau, khi mùi xú uế của cống ngầm đã tràn ngập Nghị viện, Thị  trưởng TP mới cho phép tiến hành.

Câu chuyện này cho thấy KTS và BS có chung một phương tiện là tấm bản đồ TP để làm cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu để xây dựng một TP vệ sinh – an toàn. 


London ngày nay (ảnh : freefoto.com) 

KTS Trần Huy Ánh

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo