Sau hơn nửa năm Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, nhằm cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai, cũng như phân công trách nhiệm cụ thể đối với các các bộ, ngành, địa phương.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Quang Nhựt/TTXVN)
Theo Quyết định số 1708/QĐ-BTNMT vừa được Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký ban hành, công tác lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các công việc chủ yếu như: Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất và lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Chính phủ thông qua nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia; báo cáo Bộ Chính trị (theo yêu cầu) về quy hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Quốc hội thông qua quy hoạch sử dụng đất quốc gia...
Các nhiệm vụ chủ yếu và tiến độ thời gian thực hiện sẽ được điều chỉnh bổ sung căn cứ vào thực tế triển khai lập, thẩm định, phê duyệt của các quy hoạch cấp quốc gia đảm bảo phù hợp, thống nhất về nội dung giữa các loại quy hoạch.
Theo kế hoạch, Tổng cục Quản lý đất đai được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo đúng yêu cầu về nội dung, quy trình lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan; thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Ngoài ra, cơ quan này còn lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia; lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan ngoài bộ về quy hoạch sử dụng đất quốc gia; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất quốc gia trình các cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình thẩm định, trình phê duyệt.
Các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng; thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; đề xuất nhu cầu sử dụng đất, danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tương tự, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Quản lý đất đai trong quá trình lập quy hoạch./.
Hùng Võ
(Vietnam+)
- 15 đề xuất nhằm tăng cường quản lý, phát triển đô thị giữa UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Lấy ý kiến nhà đầu tư nước ngoài về thành phố Thủ Đức
- Đà Lạt lấy ý kiến về quy hoạch Dinh tỉnh trưởng
- Nội Bài sẽ trở thành “siêu sân bay”, công suất 100 triệu khách/năm?
- Báo cáo Thành ủy Hà Nội phương án xây cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng
- Khai mạc triển lãm kiến trúc làng Việt truyền thống
- TPHCM: "Chấm điểm" chọn dự án ưu tiên đầu tư
- Tọa đàm “Thực hành Xây dựng Bền vững. Đồng Lợi ích trong Thiết kế Tích hợp”
- Tháp Mười kêu gọi đầu tư vào 22 dự án trọng điểm