Nokia: 3 lộ trình xây dựng thành phố thông minh Việt Nam có thể tham khảo

Thứ năm, 13 Tháng 4 2017 06:41 ictnews.vn
In

Chiều 12/4 tại Hà Nội, trong công bố The Smart City Playbook (Hướng dẫn xây dựng thành phố thông minh) - một báo cáo ghi nhận những phương pháp tiếp cận tối ưu cho thành phố thông minh do Machina Research thực hiện - hãng Nokia đưa ra 3 lộ trình Việt Nam có thể tham khảo. 

Được Nokia ủy quyền và thực hiện bởi Machina Research, hãng nghiên cứu thị trường chiến lược về Internet vạn vật (IoT), báo cáo được phát triển thông qua các nghiên cứu chính về chiến lược và quá trình phát triển của 22 thành phố trên thế giới gồm Auckland, Bangkok, Barcelona, Berlin, Bogota, Bristol, Cape Town, Cleveland, Delhi, Dubai, Jeddah, Mexico City, New York, Paris, Pune, San Francisco, São Paulo, Shanghai, Singapore, Tokyo, Vienna và Vô Tích (Trung Quốc).  


(ảnh minh họa - nguồn: Nokia) 

Nghiên cứu trong hướng dẫn xây dựng thành phố thông minh của Nokia cho thấy sự đa dạng và phong phú trong chiến lược xây dựng thành phố thông minh tại nhiều nơi, nhưng các chiến lược đó chủ yếu đi theo ba lộ trình. 

Với lộ trình “mỏ neo”, thành phố triển khai một ứng dụng duy nhất để giải quyết một vấn đề cấp bách như tắc nghẽn giao thông, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe…, sau đó dần triển khai các ứng dụng khác theo thời gian. Ưu điểm nhanh, có kết quả ngay nhưng việc mở rộng hạn chế.

Với lộ trình “nền tảng”, thành phố xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết để hỗ trợ rộng rãi các ứng dụng và dịch vụ thông minh trong nhiều lĩnh vực. Ưu điểm là có thể tồn tại lâu dài.

Ngược lại, trong lộ trình “Thành phố Beta”, thành phố thực hiện thử nghiệm nhiều ứng dụng để kiểm thử mức độ hiệu quả của các ứng dụng này trước khi đưa ra quyết định triển khai dài hạn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, dù các thành phố áp dụng một lộ trình như nhau nhưng vẫn có nhiều sự khác biệt đáng kể. Một số mô hình nhất định đã được các thành phố thông minh áp dụng thành công, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích rộng lớn, bao gồm các thành phố triển khai thành công đưa ra những quy định mở và minh bạch về việc sử dụng dữ liệu (mọi thành phố thông minh đều có cơ sở dữ liệu độc lập) bởi các văn phòng chính phủ và các bên thứ ba, dữ liệu có thể được chia sẻ miễn phí hoặc tính phí để bù vào chi phí quản lý.

Nhiều thành phố đi trước trong công cuộc thông minh hóa đã cam kết cho phép người dùng trong và ngoài chính phủ được phép truy xuất cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông (ICT) và Internet vạn vật (IoT), nhằm tránh việc cản trở truyền thông giữa các bộ ngành trong chính phủ.

Động thái từ các chính phủ (và các đối tác thứ ba) tích cực hành động để giúp người dân chủ động tham gia đóng góp vào các sáng kiến của thành phố thông minh đã cho thấy hiệu quả nhất định. Hệ thốncg chiếu sáng thông minh và bãi đổ xe thông minh là những thành quả đáng chú ý, mang lại lợi ích rõ rệt.

Cơ sở hạ tầng của thành phố thông minh cần khả năng mở rộng linh hoạt để tăng trưởng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai, cũng như đảm bảo việc bảo mật cho dữ liệu của cả chính phủ và cá nhân. Các thành phố sẽ có lợi thế khi lựa chọn các đối tác công nghệ có khả năng đổi mới, năng lực đầu tư và kinh nghiệm thực tiễn, cùng các nền tảng công nghệ mở nhằm đem lại sự linh hoạt cho nhà đầu tư.

Nghiên cứu cũng đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn về cách các thành phố đối phó với những thử thách, bao gồm cả những vấn đề đã nêu.

Ông Harald Preiss, Giám đốc Nokia Bắc Á nhấn mạnh quá trình xây dựng thành phố thông minh rất phức tạp. Quá nhiều chiến lược khác nhau được đưa ra thị trường khiến việc lựa chọn hướng đi phù hợp cho thành phố trở nên đầy thách thức. 

Mục tiêu của chúng tôi khi ủy quyền báo cáo này cho Machina Research là loại bỏ những điều không cần thiết và xác định các chiến lược đã được chứng minh hiệu quả. Tại Việt Nam, chúng tôi mong được hợp tác chặt chẽ với chính phủ nằm hiện thực hóa các sáng kiến cho thành phố thông minh, và dùng công nghệ để đem đến cho người dân cuộc sống đầy đủ và ý nghĩa”, ông Harald Preiss cho hay.

Nguyên Đức 
(ictnews.vn) 

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: