Cuộc họp đã đánh giá tiến độ đạt được của các nước thành viên sau lần họp thứ 11 của nhóm công tác (mỗi năm tổ chức một kỳ họp); xem xét các sáng kiến, đề xuất của Chủ tịch nhóm và các nước thành viên, phân công thực hiện nhiệm vụ nhằm tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác của khu vực về quản lý môi trường biển và vùng ven bờ.
Việt Nam tham gia vào nhóm Môi trường biển và vùng ven bờ ASEAN từ năm 1996 và đảm nhận cương vị chủ tịch nhóm từ tháng 7/2001 đến tháng 7/2010. Qua đó, Việt Nam đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc bảo vệ các lợi ích chung về môi trường biển và vùng ven bờ.
Tại cuộc họp này, Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch nhóm công tác ASEAN về môi trường biển và ven bờ đã chuyển giao vai trò này cho đại diện của Philippines.
Cuộc họp cũng cập nhật các thông tin liên quan và thông báo tổng hợp về tình hình thực hiện trong khu vực.
Khu vực ASEAN có chiều dài đường bờ biển khoảng 173.000km (bằng 11% tổng chiều dài bờ biển thế giới). Vùng biển ASEAN được thừa nhận là trung tâm toàn cầu về đa dạng sinh học biển nhiệt đới với các hệ sinh thái biển, ven bờ rất phong phú, trong đó hệ sinh thái rạn san hô chiếm khoảng 30% toàn thế giới và nằm trọn trong vùng tam giác san hô của thế giới mà trung tâm là vùng biển Indonesia và Nam Philippines.
Tuy nhiên ASEAN đã và đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên biển, như sức ép dân số, chịu nhiều rủi ro thiên tai và sự cố môi trường biển, các hệ sinh thái biển và ven bờ bị phá hủy, ô nhiễm môi trường biển, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven bờ...
Nhiều năm qua, ASEAN đã đề xuất và thực hiện nhiều hoạt động để giữ gìn và bảo tồn môi trường biển và vùng ven bờ, như đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường biển, khu bảo tồn biển, các điểm nóng ô nhiễm và hình thành các chính sách chung về bảo vệ môi trường biển trong khu vực./.
Tiên Minh
Tin mới hơn:
- Đảo băng Greenland đang tan chảy tốc độ kỷ lục
- Khánh thành hòn đảo nổi lớn nhất thế giới ở Seoul
- Những thành phố “ma” ở Trung Quốc
- Xây nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới
- Phát triển bền vững giúp chống được sa mạc hóa
Tin cũ hơn:
- Ấn Độ cần 1,5 tỉ USD làm sạch sông Hằng
- Australia xây dựng đường sắt "xanh" siêu cao tốc
- Bỉ: Tàu điện ngầm chạy bằng năng lượng mặt trời
- Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ biển và đại dương cho tương lai
- Malacca - thành phố không khói thuốc ở Malaysia