Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Dự án Tư vấn thiết kế Ý tưởng thiết kế "Cổng chào thành phố Phan Rang - Tháp Chàm" của GREENSOL

Ý tưởng thiết kế "Cổng chào thành phố Phan Rang - Tháp Chàm" của GREENSOL

Viết email In

Cuộc thi ý tưởng thiết kế cổng chào thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được tổ chức bởi UBND Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Cuộc thi nhằm tìm kiếm phương án thiết kế cho dự án cổng chào thành phố, chủ đầu tư hy vọng tìm được ý tưởng phù hợp để phát triển không gian công cộng trở thành một bộ phận không thể thiếu, thành bản sắc của đô thị. Các kiến trúc sư của GREENSOL chia sẻ phương án ý tưởng của họ cho dự án này.  

Vị trí khu đất thiết kế tại nút giao thông tam giác, điểm giao giữa đường Thống Nhất và QL 1A, TP Phan Rang Tháp Chàm. Dự án cho phép tạo nên một không gian cộng đồng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cư dân tại địa phương và du khách tới tham quan du lịch. 

Nói đến văn hóa Chăm không thể không nói tới các tháp Chăm đứng sừng sững, uy nghi trước nắng gió của thời gian. Tháp Chăm Ninh Thuận là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa. 

Tháp Chăm, trong Ấn Độ giáo người ta gọi là Sikhara nghĩa là đỉnh núi nhọn, biểu thị của núi Mêru, một dạng kiến trúc tiêu biểu được xây dựng theo tín ngưỡng thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Núi Mêru theo thần thoại có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, vị thần tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất, các vị thần tuỳ theo các bậc cao thấp khác nhau mà ngự trị ở những đỉnh núi thấp hơn trên cùng một dãy Mêru. 

Ninh Thuận là vùng đất có nền kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng, cho nên cổng chào phía bắc của thành phố được các kiến trúc sư lấy cảm hứng từ ngôn ngữ hình dáng kiến trúc của tháp Chăm làm biểu tượng cho thành phố Phan rang- Tháp Chàm. 

Tiếp cận dự án, chúng ta sẽ gặp một quảng trường rộng bao gồm sân và thảm cỏ lớn tạo tầm nhìn tốt cho các phương tiện giao thông và khách du lịch khi tới thành phố, đồng thời tạo cảnh quan cho toàn bộ cổng chào. 



Tháp có mặt bằng hình vuông 10x10m, cao 20,5m với hình dáng mang tính nhân bản. Với nhiều lớp thép mỏng đặt gần nhau sẽ tạo ra hiệu quả thu hút mọi ánh nhìn cả ngày và đêm. 

Toàn bộ ý tưởng xuyên suốt đảm bảo được sự kết nối, hỗ trợ và tôn trọng đặc tính bối cảnh của vùng miền. Các không gian xanh xung quanh tạo thành một không gian công cộng trải dài và thuận tiện cho việc tiếp cận từ mọi phía. 

Tháp được tạo hình bởi 4 cổng đá tự nhiên, với hình dáng của tháp có ngọn được thu nhỏ dần, cấu tạo đặc biệt bởi 58 tấm thép mỏng đặt song song như những lam chớp. Mỗi tấm thép đặt cách nhau 280mm, được liên kết với nhau bằng nhiều thanh giằng ngang. Tháp được đặt trên hồ cảnh quan hình giọt nước, có 4 cửa và 4 đường dạo liên thông qua tháp. Hai bên hồ nước là khu vực đường dạo kết hợp trồng cây bóng mát, bố trí các ghế đá ngắm cảnh dưới bóng cây tạo không gian tĩnh lặng. Khu vực phía sau ngọn tháp tổ chức sân có mặt lát rộng và thoáng với mục đính tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao... đồng thời trồng thật nhiều cây bóng mát có thân cao, tán rộng để tạo phông nền cho toàn bộ cổng chào. 



Việc Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm phát triển không gian công cộng là đáng khuyến khích vì nó làm tăng sức sống, độ hấp dẫn của đô thị. Biến không gian công cộng trở thành một bộ phận không thể thiếu, thành bản sắc của đô thị. Phương án cổng chào này vì thế mà tạo được ấn tượng và những cảm xúc mạnh cho du khách khi đến tham quan. 

Tên dự án: CỔNG CHÀO TP PHAN RANG THÁP CHÀM 
Vị trí: TP Phan Rang - Tháp Chàm 
Năm thực hiện: 2012
Thiết kế: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Việt Nam (GREENSOL)  
Địa chỉ: Tòa nhà ITIMS, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - số 01 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
Tel: (04) 2219 1309 - Website: www.greensol.vn
 

Lời bình  

 
0 # kien 21/09/2013 12:40
Ý tưởng tốt, nhưng hình dáng tháp chăm xấu quá
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+13 # Ve Bale 21/09/2013 12:59
Làm thêm 1 cái tháp để làm cổng chào là 1 ý tưởng rất ngây ngô
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+2 # HuuHieu 30/09/2013 14:39
Trích dẫn Ve Bale:
Làm thêm 1 cái tháp để làm cổng chào là 1 ý tưởng rất ngây ngô

Mình cũng có cùng cảm nhận với bác này.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+2 # hoanhcg 06/10/2013 12:47
Theo tôi văn hóa chăm phải giữ ở một góc độ nào đó. Không nên hình tượng hóa quá mức. Về phương án tôi có cùng nhận xét với # Ve Bale
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+2 # basti 01/11/2013 11:49
Chủ nghĩa biểu hiện đã quá lỗi thời, nhưng ở VN vẫn rất thịnh hành vì một phần bởi tâm lí ưa sự phô trương của nhiều người. Ngay cả trong đồ án của sinh viên kiến trúc lúc nào cũng phải có một hình minh họa concept tổ hợp công trình là từ hình con gì hay cây gì. Nó gần như ăn vào máu của KTS VN rồi. Đến ngay cái TTHNQG, KTS Đức sang làm, để hợp với số đông bản địa cũng gò cái mái vào thuyết minh là sóng biển đông ! Renzo Piano làm con nhà hát Thăng Long thì là cánh buồm Hạ Long !!!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+4 # Bomite 04/03/2014 10:36
Theo tôi thì đây là công trình biểu tượng cho cả một Thành Phố, mà Ninh Thuận là vùng đất có nền kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng, vì vậy ý tưởng này cũng rất tốt chứ làm sao!!!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+11 # Ni Maylaka 11/06/2014 18:27
Tôi là người Chăm, và Tháp Chàm là di sản rất lớn và có giá trị thiêng liêng đối với dân tộc tôi. Theo quan niệm của người Chăm thì Tháp phải được xây trên các đời cao, nơi yên tình, thiêng liêng...chứ ko phải ở nơi "vui chơi công công" như thế này" dù các bạn lấy hình tượng, khắc họa khac đi nhưng mong hãy tìm hiểu kĩ hơn ý nghĩa Tháp Chàm đối với văn hóa Chăm. Tôi không đồng ý với ý tưởng trên với vị trí là thế hệ con cháu của chủ nhân Tháp Chàm này. Hãy thể hiện sự sáng tạo bằng những ý nghĩ thiết thực và hãy đảm bảo các giá trị văn hóa dân tộc tôi còn nguyên.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo