Ashui.com

Friday
Apr 26th
Home Dự án Tư vấn thiết kế Công trình Farming Kindergarten / thiết kế: Vo Trong Nghia Architects

Công trình Farming Kindergarten / thiết kế: Vo Trong Nghia Architects

Viết email In

Nhà trẻ Farming Kindergarten đã được công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa thiết kế như là một nguyên mẫu cho loại hình nhà trẻ bền vững, nơi mà trẻ con có thể học hỏi và tìm hiểu cách tự trồng và cung cấp thức ăn. 

Mái nhà xanh hình xuyến được thiết kế là một đường chạy dài liên tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ. Từ sân chơi không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau, mặc dù vườn trồng rau có độ dốc cao dần lên đến độ cao tầng hai. Một vườn rau xanh chính là nơi để trẻ có thể hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và có được sự kết nối với thiên nhiên.  

“Những sân trong này tạo sân chơi an toàn và thoải mái cho trẻ vui chơi, đồng thời mái nhà cũng kết nối với sân trong ở cả điểm đầu và điểm cuối, cho phép trẻ có thể trải nghiệm môi trường rất đặc biệt và thân thiện khi vui chơi tại đây.” – đây là ý tưởng mà các kiến trúc sư tại công ty đã chia sẻ. 

Các lớp học được bố trí dọc theo mái nhà hình xuyến. Các lam bê tông sẽ tạo bóng râm và làm giảm cường độ ánh nắng mùa hè gay gắt cho các lớp học. 

Đây là nguyên mẫu nhà trẻ bền vững dành cho 500 trẻ tại những nước có khí hậu nhiệt đới. Nhà trẻ này được thiết kế dành cho con của những công nhân những tại khu công nghiệp có mức thu nhập thấp. 

Phương án kiến trúc và phương pháp tiết kiệm năng lượng cơ khí đã được áp dụng bao gồm nhưng không giới hạn: mái xanh, lam chắn từ bê tông đổ tại chỗ, những nguyên vật liệu tái chế, nước nóng từ năng lượng mặt trời… Những phương pháp đó đã được thiết kế và áp dụng để khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo dục bền vững. Công trình cũng được thiết kế để làm tối đa sự thông gió tự nhiên qua việc phân tích khí động học trên máy tính. 

Công trình đang được thi công và dự định sẽ hoàn thành vào tháng 9/2013. 


(Ảnh thi công: Hiroyuki Oki) 


Các mặt cắt 


Mặt bằng tầng trệt 


Mặt bằng tầng 1 

Năm trước, công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa đã chiến thắng tại Festival Kiến trúc Thế giới 2012 với hạng mục Trường học vì tính thông thoáng tự nhiên tại trường học Bình Dương (Binh Duong school). Trong buổi phỏng vấn với Dezeen, KTS Võ Trọng Nghĩa đã chia sẽ sự tin tưởng của anh về những “công trình xanh” như thế nào, và những công trình tiêu thụ ít năng lượng chính là kiến trúc tương lai của Việt Nam.  

Địa điểm: Đồng Nai, Việt Nam 
Diện tích khu đất: 10,650 m2 
GFA: 3,800m2
Thiết kế kiến trúc: Vo Trong Nghia Architects
Kiến trúc sư trưởng: Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto
Kiến trúc sư tham gia: Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi
Thi công: Wind and Water House JSC (Công ty CP Nhà Gió và Nước) 
Chủ đầu tư: Pou Chen Vietnam 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Lời bình  

 
+2 # Tuan Le 02/07/2013 20:16
Mình có một lần được xem qua phần thuyết trình về công trình này, cá nhân mình thấy không ổn, vị trí khu đất xây dựng mẫu giáo lại nằm ở góc Đông Bắc của một khu công nghiệp (da giày), Việt Nam thì cả nửa năm có gió từ hướng Tây Nam, xét về sức khỏe của các em nhỏ thì không tốt.
Xét về chiếu sáng tự nhiên, công trình sử dụng hệ lam dọc, ít có tác dụng che nắng - VN nằm gần xích đạo nên nắng không xiên mà chiếu thẳng - cộng thêm kích thước cửa sổ lớn, phòng học của các em sẽ hứng lượng ánh sáng và nhiệt lớn hơn mức cần thiết, gây khó chịu cho các em. Phương án thông gió làm mát trong trường hợp này lại phải tính tới điều kiện khí hậu Việt Nam là nóng và ẩm, nhiều gió không hẳn tốt, nhất là với điều kiện sức khỏe của trẻ em.
Đây là ý kiến cá nhân, nếu có sai sót mong mọi người góp ý thêm.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # basti 06/11/2013 00:20
bạn có một số lí luận sai về kiến thức căn bản.
1. Lam dọc có tác dụng che nắng hướng nhà phía Bắc vào buối chiều và sáng. Lam ngang che nắng cho nhà hướng Nam là hiệu quả nhất. Cái này giở sách vật lí kiến trúc sẽ rõ.
Trong công trình, lam che nắng chủ yếu sử dụng cho phần hành lang, không phải cho phòng học
2. Khí hậu VN là nóng ẩm nên cần p có gió nhiều để thổi bay phần ẩm. VÌ càng ẩm càng khó chịu. Bạn có nghe khái niệm thông gió xuyên phòng chưa.
Có điều, trong ct này lại hay dùng cửa kiểu chiều cao lớn, dễ mang ánh nắng vào phòng nhiều. Với khí hậu mình, tốt nhất là nên dùng cửa băng ngang, vừa cho thông gió tốt, vừa hạn chế được ánh nắng vào phòng.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # Phuong Dang 03/04/2014 11:32
Nếu bạn không làm nghề thì mình thông cảm, còn nếu bạn làm nghề thì nên xem lại các kiến thức về khí hậu, đơn giản mỗi địa phương lại có chế độ gió khác nhau, sao lại nói Việt Nam nửa năm có gió từ hướng Tây Nam ?
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # minh anh 13/07/2013 20:11
minh thấy bên facebook của võ trọng nghĩa công trình đã hoàn thành, nên chăng đến đó xem, cảm nhận trực tiếp sẽ khách quan hơn. mình thấy họ trồng cây xung quanh rất nhiều. phải công nhận là đẹp tuyệt tác đấy
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # BESUA 06/12/2013 15:43
cho em hỏi công trình này nằm vị trí nào của đồng nai em muốn đi khảo sát công trình này. cảm ơn mọi người
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo