Vốn dư do chênh lệch tỷ giá tại dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” vay vốn WB dùng để cải tạo các tuyến đường địa phương tại 3 tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Nam Định...
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 46 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.
Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương được điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên hơn 423 triệu USD.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng phần vốn dư vay vốn WB của dự án do chênh lệch tỷ giá, trị giá 276,59 tỷ đồng, đề đầu tư khôi phục, cải tạo thêm các tuyến đường tại 03 tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và Nam Định như kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số 13019 ngày 07/12/2021.
Như vậy, tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh từ 408,93 triệu USD thành 423,56 triệu USD, trong đó, vốn vay WB, điều chỉnh từ 385 triệu USD thành 396,94 triệu USD; vốn đối ứng điều chỉnh từ 23,93 triệu USD thành 26,62 triệu USD.
Bên cạnh đó, gia hạn thời gian thực hiện dự án đến ngày 30/6/2023.
(Nguồn: tờ trình số 13019 Bộ Giao thông vận tải)
Về cơ chế tài chính trong nước phần vốn dư vay WB do chênh lệch tỷ giá, ngân sách trung ương cấp phát một phần, các tỉnh vay lại một phần theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 97.
Về cơ chế bố trí vốn đối ứng của hợp phần khôi phục, cải tạo đường địa phương, Quyết định số 46 nêu rõ, các tỉnh tự bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật nổ theo quy định tại Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 02/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và một phần xây lắp, như kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số 13019.
Thủ tướng lưu ý, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định cho vay lại đối với các tỉnh đề xuất sử dụng vốn dư nêu trên trước khi ký hợp đồng cho vay lại.
Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, hồ sơ dự án.
Đồng thời, "chịu trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn đối ứng để triển khai, hoàn thành dự án theo đúng tiến độ được gia hạn, bảo đảm hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí", Quyết định số 46 nêu rõ.
Được biết, dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đây là dự án hạ tầng đường bộ vay vốn WB có quy mô vốn lớn nhất hơn 9.200 tỷ đồng, triển khai trên địa bàn rộng nhất tại Việt Nam, với mục tiêu nâng cấp, cải tạo 676 km đường, bảo dưỡng thường xuyên 61.109 km đường tại 14 tỉnh và xây dựng 2.174 cầu dân sinh tại 50 tỉnh trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021. Trước đó, dự án từng bị Kiểm toán Nhà nước "bắt lỗi" do Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính sai định mức, đơn giá và khối lượng làm tăng tổng mức đầu tư. Qua đó, xử lý tài chính 53 tỷ đồng gồm thu hồi nộp ngân sách 0,39 tỷ đồng, giảm giá trị hợp đồng còn là 25,8 tỷ đồng, tăng thu ngân sách nhà nước các khoản thuế 8,5 tỷ đồng... |
Anh Tú
(VnEconomy)
- Hà Nội yêu cầu giám sát đối tượng sau khi được mua nhà ở xã hội
- Các dự án giao thông trọng điểm khởi công năm 2022
- Phát triển Mekong Smart City quy mô hơn 10.000 ha
- Huế sẽ có dự án khu phần mềm hơn 3.000 tỉ đồng
- Đề xuất dành hơn 8.000 tỷ đồng mở rộng đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình
- Hà Nội thu gần 11.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021
- TP.HCM: Đề xuất đấu giá quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3
- Các điều kiện mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/3/2022
- Hà Nội chuẩn bị trình Quốc hội phê duyệt dự án vành đai 4
- Chính phủ đề xuất trao quyền cho cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị