Ashui.com

Tuesday
Apr 16th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Cân bằng cuộc sống - nhìn từ khía cạnh quy hoạch đô thị

Cân bằng cuộc sống - nhìn từ khía cạnh quy hoạch đô thị

Viết email In

Khi xã hội ngày một phát triển, cũng là lúc nhân loại có sự dịch chuyển từ cách mạng sinh học và vật chất sang cuộc cách mạng văn hóa xã hội. Tình trạng thành phố bị lấn chìm trong tắc nghẽn giao thông, mở rộng đô thị, ô nhiễm không khí, ít có sự tiếp cận đến các dịch vụ y tế, ô nhiễm tiếng ồn và một loạt các tiêu cực khác vẫn hàng ngày xảy ra trên khắp các nơi của thế giới. Và đáng tiếc, những vấn đề này chính là kết quả của quy hoạch thiển cận, kém hiệu quả.


Quy hoạch tốt mang lại cho con người của khu vực đó vô vàn hạnh phúc
.


Quy hoạch cần phải được xem là một nghiên cứu về khoa học các khu định cư con người.

Mỗi cá nhân đều có quyền chính đáng về một ước muốn có một mức sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều này dường như vẫn luôn chỉ là ước mơ và rất khó trở thành thực hiện bởi những thách thức của hệ thống giao thông quá tải, khu dân cư với những chất lượng dịch vụ kém đang làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tồi tệ. Dĩ nhiên, để tạo ra một thành phố hiện đại, phát triển thịnh vượng và bền vững là điều vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể thực hiện được nếu có những nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Thật không may, quá trình quy hoạch đô thị thường chỉ nhấn mạnh quy hoạch sử dụng đất và thường cô lập với các lĩnh vực khác, bỏ qua thực tế rằng thành phố là một tập hợp các hệ thống liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau để hoạt động có hiệu quả.

Chúng ta hãy giả định rằng trong một khu đô thị có sự thiếu hụt về nhà ở và cuối cùng dẫn đến ùn tắc giao thông bởi sự di chuyển giữa các thành phố và các khu vực trong thành phố. Ùn tắc giao thông này có thể được giải quyết theo hai cách:

Mở rộng đường phố: Cách tiếp cận này nghe có vẻ ổn trong thời gian ngắn hạn, nhưng cuối cùng sau một thời gian (có thể là rất nhanh chóng) lại rơi vào tình trạng trầm trọng hơn.

Xây thêm nhà ở: Phương pháp tiếp cận liên ngành sẽ xác định vấn đề thực sự của ùn tắc giao thông là gì và từ đó có giải pháp cho vấn đề giao thông này. Đó là có thể xây thêm nhà ở. Xác định nguyên nhân sâu xa của vấn đề thì cũng sẽ dễ dàng hơn khi tìm ra giải pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Dĩ nhiên, đây chỉ là một ví dụ về cách tắc nghẽn giao thông mà thôi và giải quyết điều đó không phải là dễ dàng.


Mỗi cá nhân đều có quyền chính đáng về một ước muốn có một mức sống tốt hơn và quy hoạch góp phần làm nên ước mơ này.


Sự gia tăng của đô thị hóa và dân số gia tăng là thách thức lớn cho các nhà quy hoạch.

Một ví dụ khác, đó là vấn đề suy thoái nguồn nước ngầm gây ra bởi hệ thống cống và xử lý nước thải đô thị kém hiệu quả. Hướng giải quyết là thường dựa vào hệ thống thoát nước tự nhiên hoặc xử lý không đến nơi đến chốn và cuối cùng sẽ dẫn đến giảm chất lượng nước. Như vậy, nguồn nước suy thoái không phải chỉ là vấn đề của ngành mà còn liên quan đến nhiều ngành khác, phải cùng nhau bàn bạc và tìm ra giải pháp thích hợp.

Thành phố (cụ thể hơn là các khu định cư đô thị) không thể chỉ được phát triển và thiết kế bởi một nhóm các nhà hoạch định, các cơ quan và tổ chức chính phủ mà thôi. Vấn đề này cần phải có sự tham gia của cộng đồng và điều này ngày càng chứng tỏ là rất quan trọng. Thành phố cần phải giải quyết những vấn đề của mình với sự tương tác của người dân sinh sống trong không gian đó.

Thành phố là một tập hợp của nhiều cộng đồng từ nhiều nền văn hóa và các khu vực khác nhau nên gọi chung là "tiểu văn hóa" - là tính năng cơ bản của bất cứ khu dân đô thị nào. Khía cạnh xã hội đóng vai trò rất quan trọng và các nhà quy hoạch cần phải ghi nhớ điều này để tạo dựng nên một xã hội lành mạnh.


Ngày nay quy hoạch cần có tư duy và sáng tạo nhiều hơn nữa để tạo ra thành phố sống tốt

Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng cần được thảo luận một cách toàn diện và cần phải được thực hiện một cách có quy trình thì mới dẫn tới kết quả tốt. Nếu quy hoạch đô thị được tiến hành bao gồm các cách tiếp cận đa ngành như môi trường, kinh tế, xã hội học, văn hóa, nhân khẩu học, nhân trắc và lịch sử của các khu định cư…. . Trong đó, quy hoạch phải trả lời được ít nhất những câu hỏi sau đây:

• Chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục tiêu của quy hoạch bền vững?

• Những bài học từ quy hoạch trước đây có giúp gì cho quy hoạch hiện tại, tương lai/bài học kinh nghiệm? Quy hoạch này hướng tới ai?

Quy hoạch cần phải được xem là một nghiên cứu về khoa học của các khu định cư con người. Mọi thứ đã thay đổi trong vài thập kỷ qua và quy hoạch cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn trong việc tạo ra một môi trường đô thị hạnh phúc dựa trên giá trị của con người.

Loài người chúng ta cần phải sống sao cho duy trì cân bằng với thiên nhiên thì mới thực sự bền vững và chất lượng. Trong nhiều thập kỷ qua, loài người không còn phụ thuộc và nhấn mạnh vào việc mở rộng diện tích và cơ sở hạ tầng nữa mà dần thay thế bằng những tiêu chuẩn về sự sống đích thực, hành vi và các giá trị cốt lõi, bởi vậy quy hoạch lúc này cũng cần có tư duy và sáng tạo nhiều hơn nữa.

Khánh Phương (báo Xây dựng)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo